Việc tiếp thu, phản hồi ý kiến thẩm định

Một phần của tài liệu Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân cấp tỉnh-qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 69)

Việc cơ quan soạn thảo có trách nhiệm tiếp thu, phản hồi ý kiến của cơ quan thẩm định là vấn đề được pháp luật quy định. Cụ thể tại Khoản 4, Điều 24 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND và Khoản 4, Điều 21 Nghị định 91/2006/NĐ-CP hướng dẫn luật ban hành văn bản quy phạm páp luật của HĐND và UBND đã quy định: Sau khi nhận được báo cáo thẩm định, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu tiếp thu ý kiến của cơ quan thẩm định và xây dựng Tờ trình chính thức để trình Ủy ban nhân dân, đồng thời gửi đến Sở Tư pháp và Văn phòng Ủy ban nhân dân (đối với cấp tỉnh).

Thực tế, tại thành phố Hà Nội, việc tiếp thu và phản hồi ý kiến thẩm định được thể hiện thông qua hai hình thức:

Một là: Tiếp thu toàn bộ ý kiến của cơ quan soạn thẩm định. Trường hợp này cơ quan soạn thảo sẽ không gửi ý kiến phản hồi cho cơ quan thẩm định. Việc tiếp thu được thể hiện cụ thể ở dự thảo văn bản và Tờ trình trình UBND, HĐND thành phố.

Hai là: Chỉ tiếp thu một số ý kiến của cơ quan thẩm định, còn một số nội dung cơ quan soạn thảo vẫn bảo lưu như cũ. Trong trường hợp này, cơ quan soạn thảo có thể gửi hoăc không gửi ý kiến phản hồi cho cơ quan thẩm định. Các nội dung tiếp thu hay không tiếp thu cơ quan soạn thảo sẽ thể hiện cụ thể qua Tờ trình và dự thảo trình UBND và HĐND thành phố. Quyết định ban hành hoặc không ban hành văn bản sẽ do HĐND và UBND thành phố quyết định.

Tuy nhiên, qua khảo sát thống kê cho thấy, các báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp đều được cơ quan soạn thảo tiếp thu (chiếm đến 95% dự thảo văn bản)[20]. Tuy nhiên, việc gửi ý kiến phản hồi cho cơ quan thẩm đinh thi hầu hết cơ quan soạn thảo chưa thực hiện nghiêm túc. Nguyên nhân của việc này

là do ý thức của cơ quan soạn thảo, một phần pháp luật không có quy định không rõ (Chỉ quy định gửi Tờ trình HĐND và UNBND) mà không phải bằng một văn bản cụ thể khác cho cơ quan thẩm định. Thực tế, những nội dung cơ quan soạn thảo không tiếp thu thường có giải trình cụ thể tại Tờ trình UBND và HĐND thành phố. Trên cơ sở ý kiến của các ngành trong cuộc họp thông qua văn bản quy phạm pháp luật HĐND và UNND thành phố sẽ biểu quyết có ban hành hay không ban hành văn bản.

Mặt khác, theo quy định của Pháp luật hiện hành thì sau khi cơ quan soạn thảo xây dựng, tiếp thu ý kiến của các cơ quan liên quan, hoàn thiện hồ sơ gửi về Sở Tư pháp, Sở Tư pháp sẽ là cơ quan cuối cùng nghiên cứu và cho ý kiến thẩm định trước khi trình văn bản quy phạm pháp luật đến UBND TP xem xét quyết định, tuy nhiên trên thực tế một số cơ quan soạn thảo, sau khi Sở tư pháp đã có ý kiến thẩm định, lại tiếp tục tiếp thu ý kiến của Sở ngành khác vào dự thảo, vì vậy những nội dung mới này không có thẩm định của Sở Tư pháp, dẫn đến chất lượng của các văn bản quy phạm pháp luật trong trường hợp này không cao.

Một phần của tài liệu Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân cấp tỉnh-qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)