năm 2004, hồ sơ gửi thẩm định gồm: Công văn yêu cầu thẩm định; Tờ trình và dự thảo nghị quyết; Bản tổng hợp ý kiến về dự thảo nghị quyết; các tài liệu có liên quan. Tuy nhiên qua thực tế thẩm định cho thấy, hồ sơ thẩm định gửi thẩm định một số văn bản còn sơ sài chưa đảm đảo các thành phần cần có theo quy định của pháp luật, quá trình phân loại xử lý văn bản còn đại khái, qua loa, hoặc nể nang nên dẫn tới tình trạng một số hồ sơ mặc dù gửi thiếu thành phần theo quy định nhưng vẫn được tiến hành thẩm định.
2.2.2. Quá trình thẩm định chưa chú ý tới việc đánh giá tác động của dự thảo văn bản dự thảo văn bản
Đánh giá tác động của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật là một vấn đề quan trọng nhằm đảm bảo cho văn bản được ban hành có tính khả thi cao. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND năm 2004 không quy định cụ thể về việc đánh giá tác động dự thảo văn bản, tuy nhiên tại Điều 4, Điều 37 quy định về việc lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động của văn bản khi soạn thảo văn bản và Khoản 2, Điều 24, Điều 38 coi Bản tổng hợp ý kiến góp ý về dự thảo văn bản là một trong những thành phần hồ sơ gửi thẩm định cũng đã khẳng định vai trò và tầm quan trọng của việc đánh giá tác động dự thảo văn bản. Mặt khác cũng tại Điều 24, Điều 38 của Luật cũng quy định cơ quan Tư pháp có thể có ý kiến về tính khả thi của dự thảo văn bản (mặc dù không bắt buộc). Để có thể phát biểu về tính khả thi của dự thảo văn bản, việc thẩm định phải chú ý đến việc đánh giá tác động của văn bản. Tuy nhiên, thực tế việc đánh giá tác động của văn bản trong quá trình thẩm định dự thảo văn bản tại Sở Tư pháp còn chưa được quan tâm, chú trọng. Hồ sơ
gửi đến thẩm định vẫn còn tình trạng không có bản tổng hợp ý kiến góp ý của đối tượng chịu sự tác động của văn bản tuy nhiên vẫn được tiến hành thẩm định, do đó việc phát biểu về tính khả thi của văn bản trong trường hợp này không cao; Tỷ lệ văn bản thẩm định do cơ quan tư pháp kiến nghị xem xét về sự cần thiết ban hành văn bản thấp (chiếm từ 11% đến 28%) – bảng 3); Việc tổ chức lấy ý kiến về dự thảo văn bản chủ yếu đối với chuyên gia và các cơ quan ban ngành liên quan mà chưa quan tâm chú trọng đến việc lấy ý kiến của các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản (công dân, doanh nghiệp…), từ đó ảnh hưởng đến chất lượng văn bản thẩm định