Yêu cầu đổi mới nhằm nâng cao chất lƣợng thẩm định dự thảo

Một phần của tài liệu Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân cấp tỉnh-qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 92)

văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, trong đó có công tác xây dựng, thẩm định, ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND cấp tỉnh được coi là một trong những nhiệm vụ chiến lược, quan trọng của Đảng và Nhà nước ta trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá hiện nay. Điều này đã được thể hiện trong Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 (Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị) và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật được Quốc hội thông qua năm 2002; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật được Quốc hội thông qua năm 2002 sau đó Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008; Nghị định số 24/2009/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND được Quốc hội thông qua năm 2004 cùng với Dự án VIE02/015 “Hỗ trợ thực thi Chiến

lược phát triển hệ thống pháp luật đến năm 2010”[6] đã bước đầu thể chế

hóa, tạo căn cứ pháp lý cho chủ chương đường lối của Đảng, nhà nước trong công tác xây dựng ban hành văn bản QPPL.

chung và hoạt động thẩm định dự thảo văn bản QPPL của HĐND và UBND cấp tỉnh nói riêng đã phát huy khá tốt vai trò, ý nghĩa của mình, giúp đảm bảo chất lượng hệ thống văn bản QPPL, tạo lập được lòng tin của người dân đối với Nhà nước. Chất lượng văn bản QPPL do các địa phương ban hành đã được nâng nên một bước, nhiều văn bản QPPL có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp với nội dung văn bản QPPL của cấp trên, ban hành trái thẩm quyền, thiếu tính khả thi đã được kiểm tra xử lý, chỉnh sửa kịp thời; nhiều ý kiến phản hồi từ phía người dân đối tượng tác động của văn bản đã được tiếp thu một cách nghiêm túc. Xuất phát từ vị trí, vai trò tầm quan trọng của đơn vị hành chính cấp tỉnh, không chỉ là nơi trực tiếp triển khai thi hành các chính sách pháp luật của nhà nước mà còn là nơi thực hiện mọi biện pháp quản lý nhà nước nhằm ổn định an ninh, chính trị, phát triển đời sống kinh tế xã hội tại địa phương. Thực tế cho thấy, đối với mỗi địa phương khác nhau thì có những chính sách quản lý nhà nước khác nhau phù hợp với đặc thù của từng địa phương mình. Ví dụ như đối với thành phố Hà Nội là một đơn vị hành chính cấp tỉnh đặc biệt, là thành phố trực thuộc trung ương và là thủ đô của cả nước, do vậy, ngoài những đặc điểm chung giống như các đơn vị hành chính cấp tỉnh khác, Hà Nội còn mang trong mình những đặc thù mà xuất phát từ những đăc thù ấy nảy sinh những yêu cầu cấp bách đòi hỏi phải có một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật riêng điều chỉnh (vấn đề quản lý dân cư; môi trường, giao thông, bảo tồn di sản văn hóa...), hoặc như Hải phòng, Đà nẵng...những tỉnh có đặc thù có đường biển và cảng biển thì cần có những văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh nhằm quản lý nhà nước liên quan đến vấn đề này. Như vậy, có thể nói xuất phát từ yêu cầu khách quan của công tác quản lý nhà nước ở mỗi địa phương mà cần có một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh, do đó vai trò và tầm quan trọng của công tác xây dựng, ban hành đặc biệt là công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp

luật của HĐND và UBND cấp tỉnh ngày càng quan trọng. Yêu cầu đổi mới và tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND cấp tỉnh là yêu cầu rất khách quan đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước của chính quyền địa phương.

Một phần của tài liệu Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân cấp tỉnh-qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 92)