Xác định hàm lượng đạm amin tự do (free α-amino nitrogen FAN)

Một phần của tài liệu luận văn công nghệ thực phẩm Nghiên cứu ứng dụng gạo Cămpuchia để sản xuất bia Special tại nhà máy bia Phnom Penh (Trang 41)

3. Sử dụng nguyên liệu thay thế trong sản xuất bia

2.2.2.1 Xác định hàm lượng đạm amin tự do (free α-amino nitrogen FAN)

Hoá chất: 1. Dung dịch màu 100 g Na2HPO4.12H2O 60 g KH2PO4 5 g Ninhydrin 3 g Fructoza

Hồ tan trong nước cất, định mức đến 1.000 ml. Dung dịch màu này ở chai sẫm màu trong điều kiện lạnh bảo quản được trong 2 tuần.

2. Dung dịch pha loãng

Hồ tan 2 g KIO3 vào 600 ml nước cất và thêm 400 ml cồn 96%.

* Cách tiến hành:

- Pha loãng mẫu tới nồng độ 1 - 8 mg α-amino nitrogen/lớt (đối với dịch đường pha loãng 100 lần, đối với bia pha loãng 50 lần)

- Lấy 2 ml mẫu đã pha loãng chuyển vào ống nghiệm và đậy bằng một hòn bi thuỷ tinh để tránh sự mất mát do bay hơi

- Thêm vào 1 ml dung dịch màu (1)

- Đun nóng trong 16 phút trong nồi nước sôi liên tục, sau đó làm nguội trong 20 phút ở nước lạnh 250C.

- Cho vào mỗi ống nghiệm 5 ml dung dịch pha loãng (2).

- Lắc cẩn thận và đo độ hấp thụ tại 570 nm trong vòng 30 phút sau khi cho thêm dung dịch (2) vào.

- Mẫu trắng được chuẩn bị cùng với các mẫu thí nghiệm ở trên, chỉ khác là thay 2 ml dung dịch mẫn bằng 2 ml nước cất.

* Mẫu chuẩn:

Hồ tan 107,2 mg glyxin trong 100 ml nước cất. Dung dịch này được bảo quản ở 00C, mỗi lần thí nghiệm pha loãng 100 lần. Dung dịch Glyxin đã pha loãng chứa 2 mg α-amino nitrogen/lớt. Tiến hành các bước tương tự như đối với mẫu dịch đường.

* Tính toán:

Hàm lượng α-amino nitrogen (mg/l) được tính như sau: A1x2xF

X= --- A2

Trong đó:

A1: độ hấp thụ của dung dịch thí nghiệm (dung dịch mẫu). A2: độ hấp thụ của dung dịch chuẩn

F: hệ số pha loãng

Một phần của tài liệu luận văn công nghệ thực phẩm Nghiên cứu ứng dụng gạo Cămpuchia để sản xuất bia Special tại nhà máy bia Phnom Penh (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w