Chiến lược của Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP ngoại thương TPHCM Luận văn thạc sĩ (Trang 54)

- Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất; Bảo lãnh vay vốn.

3.1.1. Chiến lược của Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Chiến lược phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam tập trung vào các nội dung:

 Tiếp tục đổi mới và hiện đại hóa toàn diện mọi mặt hoạt động - bắt kịp với trình độ khu vực và thế giới.

 Tranh thủ thời cơ phát huy lợi thế sẵn có của Ngân Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cũng như các cổ đông mới – phát triển, mở rộng lĩnh vực một cách hiệu quả theo cả chiều rộng và chiều sâu.

Các mục tiêu cụ thể:

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam xác định các mục tiêu phát triển cụ thể trên cơ sở mô thức hoạt động của tập đoàn đầu tư tài chính ngân hàng đa năng cùng với sự đóng góp tích cực của các cổ đông mới, đặc biệt là các cổ đông/đối tác chiến lược trong và ngoài nước, cụ thể tập trung phát triển các lĩnh vực:

+ Hoạt động ngân hàng thương mại – duy trì vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh chủ đạo và truyền thống: kinh doanh vốn, dịch vụ thanh toán, tài trợ thương mại, tài trợ dự án đầu tư, đẩy mạnh hoạt động trong các lĩnh vực: ngân hàng bán lẻ và doanh nghiệp vừa và nhỏ.

+ Mở rộng và đẩy mạnh hoạt động sang các lĩnh vực: ngân hàng đầu tư (tư vấn, môi giới, kinh doanh chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư…), dịch vụ bảo hiểm và các dịch vụ tài chính quốc tế khác.

+ Nâng cao năng lực tài chính và năng lực cạnh tranh, lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu hàng đầu, tăng trưởng bền vững là mục tiêu xuyên suốt.

+ Đảm bảo quản trị và duy trì các chỉ tiêu tài chính, tỷ lệ an toàn một cách minh bạch, công khai theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế một cách tốt nhất. + Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhất trong hoạt động kinh doanh và phát triển sản phẩm dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại.

+ Bảo vệ quyền lợi cổ đông, đặc biệt chú trọng đến lợi ích của các cổ đông thiểu số.

+ Thực hiện chính sách thu hút, trọng dụng và đãi ngộ nhân tài, ứng dụng hệ thống khuyến khích, đánh giá hiệu quả làm việc người lao động phù hợp, xây dựng đội ngũ nhân sự vừa có năng lực chuyên môn vừa có đạo đức nghề nghiệp.

+ Phấn đấu đạt, duy trì (và phấn đấu vượt) một số chỉ tiêu cơ bản đến năm 2015:

Vốn chủ sở hữu đạt từ : 2,5 đến 3 tỷ USD; Tổng tài sản tăng trung bình 15% – 20%/năm Tỷ lệ trung bình ROE là trên 15%

Tỷ lệ trung bình ROA là trên 1,2% Chỉ số CAR từ 10% – 12%

Tiền gửi trung bình tăng 20%/năm Tín dụng tăng trung bình 26%/năm

Chi phí dự phòng rủi ro/Tổng dư nợ khoảng 1%/năm Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ: 2,6%

Tỷ lệ trích lập các quỹ/Lợi nhuận sau thuế: 16%

Giải pháp thực hiện:

Tái cơ cấu mô hình tổ chức hoạt động, bộ máy quản lý, điều hành:

 Cấu trúc lại mô thức tổ chức và quản trị doanh nghiệp phù hợp với thông lệ quốc tế tốt nhất, đặc biệt trong các lĩnh vực nghiên cứu chiến lược, quản trị rủi ro, quản trị tài chính, kiểm soát nội bộ.

 Phát triển và mở rộng phạm vi hoạt động để trở thành một tập đoàn đầu tư tài chính ngân hàng đa năng. Theo đó, bên cạnh các công ty trực thuộc hiện có là công ty chứng khoán, công ty cho thuê tài chính, công ty liên doanh bảo hiểm nhân thọ, công ty quản lý quỹ đầu tư… VCB sẽ thành lập hàng loạt các công ty hoạt động trong các lĩnh vực tài chính ( công ty tài chính hoạt động trong lĩnh vực tiêu dùng, thẻ, công ty quản lý quỹ, công ty bảo hiểm…) cũng như phi tài chính (công ty xây dựng đường cao tốc/dự án kết cấu hạ tầng, công ty kinh doanh bất động sản…) và mở các chi nhánh tại nước ngoài.

 Phát triển mô hình theo định hướng khách hàng (bán buôn/bán lẻ) và tiêu chí kinh doanh (bán hàng/tác nghiệp/quản lý rủi ro/hỗ trợ kinh doanh).

 Aùp dụng các chuẩn mực quốc tế trong quản trị điều hành.

 Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp: chuẩn hoá quy trình quản lý, thủ tục tác nghiệp theo chuẩn mực quốc tế. Theo đó, các hệ thống quản lý khách hàng, quản lý tín dụng, quản lý tài chính, đặc biệt là quản lý rủi ro sẽ được hoàn thiện và nâng cao chất lượng theo chuẩn mực quốc tế; tiếp tục hoàn thiện hệ thống báo cáo quản lý nội bộ, phân tách rõ chức năng nhiệm vụ giữa các bộ phận: kinh doanh và quản lý rủi ro trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh chủ đạo của Ngân hàng.

Tiếp tục tăng cường năng lực tài chính, nâng quy mô vốn tự có và tỷ lệ an toàn vốn:

Trên cơ sở xử lý đã đạt được, VCB sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, đưa vào áp dụng các mô thức quản trị tín dụng hiện đại, áp dụng việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo chuẩn mực quốc tế để đảm bảo lành mạnh hoá tình hình tài chính.

Đến năm 2010, lượng vốn chủ sở hữu cần có để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn mực quốc tế cũng như phục vụ cho việc mở rộng phát triển tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng sẽ là khoảng 27.500 tỷ VND, đồng nghĩa với tổng lượng vốn phải tăng thêm trong giai đoạn 2007-2010 là khoảng 14.500 tỷ VND so với mức hiện có.

Cổ phần hoá là giải pháp có tầm quan trọng chiến lược trong việc thực hiện các mục tiêu dài hạn của VCB. Giải pháp này không đơn thuần chỉ dừng lại ở việc phát hành cổ phiếu ra công chúng mà quan trọng hơn là hình thành nên một mô hình tổ chức và cơ chế vận hành thích hợp sau cổ phần hoá, hoạch định và triển khai một chiến lược kinh doanh tối ưu.

Phát triển và mở rộng hoạt động để trở thành tập đoàn đầu tư tài chính ngân hàng đa năng:

Đẩy mạnh việc phát triển tập đoàn thông qua hoạt động mua bán và sáp nhập công ty; đầu tư vào các lĩnh vực phi tài chính có khả năng sinh lợi cao; đầu tư/quản lý đầu tư, phát triển các dự án kết cấu hạ tầng.

Các mặt hoạt động kinh doanh sẽ được đẩy mạnh bao gồm:

 Hoạt động ngân hàng bán lẻ: Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ, năng động, tỷ lệ thâm nhập của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng còn thấp. Đây là thị trường lý tưởng cho việc triển khai mở rộng hoạt động ngân hàng bán lẻ.

 Hoạt động ngân hàng đầu tư: thị trường vốn Việt Nam đã có những bước phát triển ngoạn mục trong thời gian ngắn vừa qua và dự kiến với triển vọng phát triển tốt đẹp của kinh tế Việt Nam, thị trường này sẽ tiếp tục phát triển nhanh trong thời gian tới. VCB nhận định các dịch vụ của ngân hàng đầu tư như: chứng khoán, quản lý tài sản, sáp nhập, tư vấn tài chính… sẽ là các lĩnh vực có nhiều tiềm năng. Đây là các lĩnh vực mà VCB sẽ tập trung phát triển trong thời gian tới.

 Về cơ cấu sản phẩm: Ngân hàng Ngoại thương sẽ tiếp tục tăng cường phát triển các sản phẩm mới có thu nhập từ phí của một ngân hàng hiện đại

thay vì chủ yếu kinh doanh các sản phẩm từ lãi của một ngân hàng truyền thống chỉ huy động vốn và cho vay là chính.

 Bên cạnh hoạt động về dịch vụ tài chính, Ngân hàng TMCP Ngoại thương sẽ phát triển các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực khác như: đầu tư khai thác công trình cơ sở hạ tầng trọng điểm của nhà nước (đường cao tốc, cảng biển), đầu tư kinh doanh bất động sản…

3.1.2. Chiến lược của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương TP.HCM

Vietcombank HCM là một chi nhánh trong hệ thống của Vietcombank. Do đó, chiến lược của VCBHCM phụ thuộc vào chiến lược tổng thể của VCB. Theo đó, chiến lược của VCBHCM sẽ tập trung vào việc duy trì và nâng cao vị thế dẫn đầu của VCB-HCM trong hệ thống của Vietcombank cũng như trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, chiến lược của VCBHCM tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu:

+ Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh lĩnh vực ngân hàng bán lẻ: khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, thẻ thanh toán…

+ Duy trì vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực tài trợ dự án, cho vay doanh nghiệp lớn, huy động vốn, dịch vụ thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại.

+ Phát triển mạng lưới các phòng giao dịch và ngân hàng tự động trực thuộc nhằm nâng cao tiện ích phục vụ khách hàng và duy trì lợi thế cạnh tranh.

+ Phấn đấu giảm tỷ lệ nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng đáp ứng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

+ Phấn đấu duy trì vị trí là chi nhánh dẫn đầu về các chỉ số tài chính: tỷ lệ tăng trưởng tài sản, tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn, tỷ lệ gia tăng lợi nhuận và tỷ lệ hiệu quả sử dụng vốn, tỷ lệ phí/Doanh thu…

Để thực hiện chiến lược đề ra, Vietcombank HCM s đđ y m nh vi c thu hút nhân l c có trìnhđđ cao, đãi ng nhân tài b ng các chính sách tr l ng cao cho ng i lao đ ng, t o l p môi tr ng lao đ ng có tính c nh tranh cao, cung c p các c h i th ng ti n cho m i cá nhân, giúp cho ng i laođđ ng yên tâm làm vi c, góp phần ổn định ngu n lao đ ng cho Chi nhánh. Bên cạnh đó, chi nhánh s ti p t c quá trình tái c c u d n tín d ng, x lý các kho n n t nđđ ng, nh m nââng cao ch t l ng tín d ng, lành m nh hoá tình hình tài chính. M t khác, Vietcombank HCM c ng s ti p t c hoàn thi n cơ cấu tổ chức theo mô hình tổ chức định hướng khách hàng, phù hợp với mô hình quản trị quốc tế. Chi nhánh cũng sẽ phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại và lợi thế công nghệ hiện có của Vietcombank, góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh cho Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP ngoại thương TPHCM Luận văn thạc sĩ (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)