Phòng ngừa rủi ro tín dụng bằng việc liên kết đồng bộ các tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP ngoại thương TPHCM Luận văn thạc sĩ (Trang 70)

L: lãi suất cho vay cơ bản

3.3.3.Phòng ngừa rủi ro tín dụng bằng việc liên kết đồng bộ các tổ chức tín dụng

m: phụ phí rủi ro

3.3.3.Phòng ngừa rủi ro tín dụng bằng việc liên kết đồng bộ các tổ chức tín dụng

Trong nhiều giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng, hầu như các TCTD quan tâm nhiều đến việc xây dựng hệ thống giải pháp phòng ngừa hay kiểm soát rủi ro nhưng do từng TCTD tự xây dựng cơ chế quy định riêng và lại điều chỉnh cho đối tượng là các khách hàng có quan hệ tín dụng và thanh toán với nhiều TCTD. Bởi vậy trong nhiều trường hợp, TCTD không biết rõ những mưu lợi của khách hàng khi đến quan hệ với tổ chức mình. Do đó để trang bị thêm các công cụ phòng tránh, ngăn ngừa và hạn chế rủi ro một cách triệt để cho các TCTD, đòi hỏi một sự liên kết đồng bộ và có hệ thống giữa các TCTD với nhau.

Sở dĩ cần phải có sự liên kết giữa các TCTD, vì trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế phát triển theo cơ chế mở, tổ chức kinh tế cũng theo đó mở rộng bất cứ ngành nghề sản xuất kinh doanh nào, miễn là họ có có được một chút cơ hội để làm. Và với mục đích thực hiện được các cơ hội đó, các tổ chức kinh tế vì không đủ tiềm lực tài chính nền đã không ngần ngại đến gõ cửa ngân hàng, thậm chí ngay cả nhiều dự án/ công trình, hầu như không có đồng vốn nào đối ứng nhưng họ cũng tìm cách vay được, đấy là chưa kể đến kinh nghiệm thực hiện dự án, công trình… tức là một dự án/ công trình/ một bộ hồ sơ hay một bộ hoá đơn chứng từ được đem đi vay tại nhiều tổ chức tín dụng.

Để hỗ trợ cho hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng, hiện nay Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN là nơi cung cấp nguồn thông tin đáng tin cậy về các doanh nghiệp.

Tuy nhiên theo ý kiến đánh giá của những người trực tiếp làm công tác cho vay ở ngân hàng, đa số thông tin mà trung tâm cung cấp vẫn chưa đáp ứng được cả yêu cầu số lượng lẫn yêu cầu chất luợng nên các ngân hàng trong quá trình thẩm định khách hàng vay hầu như chỉ dựa trên thông tin tự tìm hiểu qua các nguồn khác.

Để khắc phục tình hình nói trên, thiết nghĩ NHNN cần có những chính sách để không ngừng nâng cao chất lượng của thông tin tín dụng phù hợp với đòi hỏi thực tế, đáp ứng yêu cầu của công tác thông tin tín dụng thông qua công tác mở rộng thành viên trung tâm, gồm các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn, từ đó có được nhiều thông tin hơn. Bên cạnh đó, NHNN cần có các biện pháp chế tài để

các tổ chức tín dụng tôn trọng triệt để quy chế hoạt động thông tin tín dụng nói riêng và cho toàn bộ hệ thống ngân hàng nói chung.

Trong xu thế hội nhập, với một nền kinh tế mở, việc liên kết đồng bộ các TCTD là một hướng đi tất yếu mà các ngân hàng thương mại luôn hướng đến nhằm đạt được những hiệu quả cao nhất trong kinh doanh. VCBHCM không phải là một ngoại lệ từ những mối liên kết đó đã giúp cho VCBHCM rất nhiều trong công tác tín dụng của mình.

-Thứ nhất là có được những thông tín quý báu về nhìn nhận đánh giá các khách hàng đúng đắn hơn.

-Thứ hai ngăn ngừa sự ham muốn mưu lợi của chính các khách hàng. -Thứ ba nâng cao nghiệp vụ thông tin giữa các bộ phận chuyên môn của các tổ chức tín dụng với nhau.

-Thứ tư là tăng mối đoàn kết trong cộng đồng TCTD.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP ngoại thương TPHCM Luận văn thạc sĩ (Trang 70)