Phân tích dư nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP ngoại thương TPHCM Luận văn thạc sĩ (Trang 40)

- Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất; Bảo lãnh vay vốn.

2.2.2.2. Phân tích dư nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

Bảng 2.8: Dư nợ quá hạn theo thời gian

Đơn vị: tỷ đồng

năm 2007 năm 2008 năm 2009

Chỉ tiêu

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Ngoài quốc doanh 148,34 60,8 145,9 40,7 133,9 38,4

Tổng 244,2 100 298,7 100 348,8 100

Nguồn: Phòng Quản lý Nợ Ngân hàng TMCP Ngoại thương TP.HCM

Nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hộ chủ nghĩa tồn tại nhiều thành phần kinh tế: kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, 100% v61n đầu tư nước ngoài,… Song xét về những đặc điểm chung ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng, chúng ta chỉ đến 2 thành phần kinh tế cơ bản là kinh tế quốc doanh và kinh tế ngoài quốc doanh.

Qua bảng 8, ta thấy nợ quá hạn đối với thành phần kinh tế quốc doanh năm sau đều cao hơn năm trước cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối. Năm 2007, nợ quá hạn của thành phần kinh tế này là 95,648 tỷ đồng, chiếm 39,2% tổng dư nợ quá hạn của cả năm; sang năm 2008 là 212,6 tỷ đồng, chiếm 59,3% và đến năm 2009 là 214,8 tỷ đồng, chiếm 61,6% tổng dư nợ quá hạn. Như vậy có thể thấy thành phần kinh tế quốc doanh từ trước tới nay được sự bảo hộ của nhà nước nên chưa năng động và thích ứng với thời kỳ mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Các doanh nghiệp quốc doanh thường chậm đổi mới công nghệ và cơ chế quản lý, mẫu mã và chất lượng sản phẩm làm ra chưa cao nên khó cạnh tranh với thành phần kinh tế khác. Vì thế, nợ quá hạn đối với thành phần kinh tế này tăng lên là điều dễ hiểu.

Trong khi đó, đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh thì ngược lại, năm 2007 dư nợ quá hạn là 148,35 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 60,8% tổng dư nợ quá hạn; năm 2008, dư nợ quá hạn giảm xuống còn 145,9 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 40,7% và đến năm 2009, dư nợ quá hạn giảm còn 133,9 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 38,4% tổng dư nợ quá hạn cả năm. Nguyên nhân, nợ quá hạn của các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có xu hướng ngày càng giảm cả về tỷ trọng lẫn quy mô là do các doanh nghiệp kịp thời nắm bắt nhu cầu của thị trường, nhanh chóng đổi mới phương pháp quản lý và trang bị công nghệ mới, hiện đại, có chính sách đãi ngộ và tiền lương hấp dẫn nên thu hút được lực lượng lao động có chất lượng, nên đạt năng suất lao động cao, giảm giá thành sản phẩm, … Chính vì vậy mà các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế này ngày càng làm ăn hiệu quả và nợ quá hạn ngày càng giảm.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP ngoại thương TPHCM Luận văn thạc sĩ (Trang 40)