Phân tích hoạt động cho vay tại VCBHCM:

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP ngoại thương TPHCM Luận văn thạc sĩ (Trang 34)

- Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất; Bảo lãnh vay vốn.

2.2.1. Phân tích hoạt động cho vay tại VCBHCM:

2.2.1.1.Phân tích dư nợ cho vay theo thời hạn

Bảng 2.1: Dư nợ tín dụng theo thời gian

Đơn vị: tỷ đồng

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Chỉ tiêu Gía trị % Gía trị % Gía trị %

Cho vay ngắn hạn 7.924 58,4 8.396 56,2 8.800 55,5

Cho vay trung dài hạn 5.644 41,6 6.543 43,8 7.056 44,5

Tổng 13.568 100 14.939 100 15.856 100

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng theo thời hạn

Đơn vị: tỷ đồng

Năm 2008 so với 2007 Năm 2009 so với 2008

Chỉ tiêu Gía trị % Gía trị %

Cho vay ngắn hạn 472 6 404 4,8

Cho vay trung dài hạn 899 15,9 513 7,8

Tổng 1.371 10,1 917 12,7

Nguồn: Phòng Quản lý Nợ Ngân hàng TMCP Ngoại thương TP.HCM

Qua bảng số liệu 1 và 2, cho ta thấy tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tổng dư nợ nhưng bên cạnh đó tỷ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2007, dư nợ cho vay ngắn hạn là 7.924 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 58,4% tổng dư nợ cho vay, dư nợ cho vay trung dài hạn đạt 5.644 tỷ đồng, chiếm 41,6% tổng dư nợ cho vay. Sang năm 2008, dư nợ cho vay ngắn hạn tăng 472 tỷ đồng so với năm 2007, tỷ lệ tăng trưởng là 6%, chiếm tỷ trọng 56,2% tổng dư nợ cho vay; dư nợ cho vay trung dài hạn đạt 6.543 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 43,8% tổng dư nợ cho vay và tăng 15,9% so với năm 2007. Đến năm 2009, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 8.800 tỷ đồng, so với năm 2008, tăng 4,8% và chiếm tỷ trọng 55,5% tổng dư nợ cho vay; dư nợ cho vay trung và dài hạn tăng 513 tỷ đồng so với năm 2008, tăng 7,8% và chiếm tỷ trọng 44,5% tổng dư nợ cho vay.

Qua đó, cho thấy VCBHCM đã có sự phân phối vốn tín dụng theo hướng hợp lý, phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Dư nợ cho vay trung và dài hạn ngày càng gia tăng về gía trị và tỷ trọng. Ngân hàng đã tìm được những dự án trung và dài hạn có hiệu quả cao để đầu tư, nhất là các dự án bất động sản. Mặt khác, do chính sách khuyến khích ưu đãi và kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước của chính phủ, thủ tục hành chính được cải cách, đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều dự án được thực hiện.

Cũng giống như các ngân hàng thương mại khác ở Việt Nam, tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn của Chi nhánh đều cao hơn so với dư nợ cho vay trung dài hạn vì:

+ Cho vay ngắn hạn an toàn hơn cho vay trung dài hạn.

+ Ngân hàng thiếu vốn để cho vay trung dài hạn (theo quy định của NHNN, các ngân hàng thương mại được phép trích tối đa 30% nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung dài hạn). Nhưng việc dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn thì ngân hàng dễ gặp rủi ro thanh khoản và lãi suất.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP ngoại thương TPHCM Luận văn thạc sĩ (Trang 34)