Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP ngoại thương TPHCM Luận văn thạc sĩ (Trang 80)

L: lãi suất cho vay cơ bản

3.5.3.Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

m: phụ phí rủi ro

3.5.3.Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

VCBHCM nên đặc biệt chú trọng đến việc quản lý, đào tạo trình độ, kỹ năng và đạo đức phòng ngừa rủi ro tín dụng cho cán bộ. Con người luôn là khâu co ý nghĩa quyết định cho sự thành công và thất bại trong mọi hoạt động kinh doanh, lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác đầy khó khăn và thách thức như công tác phòng ngừa và rủi ro tín dụng. Việc đào tạo về ứng dụng các công nghệ hiện đại và kỹ thuật phòng ngừa rủi ro tín dụng cao cấp tuy cũng rất mới mẻ và nhiều khó khăn cho ngân hàng, nhưng việc đảm bảo đạo đức nghề nghiệp cũng như sử dụng cán bộ thích hợp cho công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng còn khó khăn hơn nhiều. Đây là nội dung công việc phức tạp mà bộ phận chuyên trách về quản lý rủi ro kết hợp với các bộ phận chức năng trong ngân hàng trực tiếp phải đảm nhiệm thực hiện dưới sự lãnh đạo của ban giám đốc một cách thường xuyên liên tục. Hoạt động này cũng nên phải được hình thành một quy trình rõ ràng, hiệu quả để có được những ảnh hưởng tích cực thực sự cải thiện năng lực và đạo đức của nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực hoạt động hết sức nhạy cảm của kinh doanh tiền tệ, tín dụng.

VCBHCM cần phải hạn chế đến mức tối đa và tiến tới chấm dứt hẳn tình trạng nhận nhân viên vào làm việc không qua tuyển chọn; nên bố trí những cán bộ có năng lực, trình độ tâm huyết sang làm công tác tín dụng, điều chỉnh những cán bộ ở bộ phận khác bổ sung cho công tác tín dụng. Những cán bộ sa sút về phẩm chất, cố ý làm trái, tham ô lợi dụng dứt khoác không bố trí làm nghiệp vụ tín dụng.

Kết luận chương 3

Trong chương 3, đề tài đã tập trung nghiên cứu những giải pháp để hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay doanh nghiệp tại VCBHCM. Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận về rủi ro tín dụng, với sự tham khảo các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đang triển khai tại việt Nam, cộng với thực trạng rủi ro tín dụng tại VCBHCM, đề tài đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý rủi ro tại Chi nhánh. Cùng với một số kiến nghị đưa ra, với mong muốn đề tài sẽ đóng góp một phần nhỏ trong việc quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay doanh nghiệp của VCBHCM. Qua đó với mong muốn VCBHCM sẽ luôn là một Chi nhánh ngân hàng đi đầu trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.

---

KẾT LUẬN

Rủi ro tín dụng là một trong những loại rủi ro tiềm tàng có thể gây tác động tiêu cực đến lợi nhuận và giá trị vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Quá trình tự do hóa lãi suất của Việt Nam cùng với xu thế hội nhập đã tạo ra sự chủ động trong kinh doanh của các NHTM đồng thời làm cho các ngân hàng phải đối mặt thực sự

với nguy cơ rủi ro kinh doanh, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Vì vậy, nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng là vấn đề thiết yếu đối với các NHTM hiện nay.

Xuất phát từ yêu cầu đó, trên cơ sở phương pháp luận nghiên cứu duy vật biện chứng, luận văn đã giải quyết được các vấn đề sau:

1 – Luận văn đã trình bày cơ sở lý luận về tín dụng trong nền kinh tế thị trường, bao gồm khái niệm, các loại hình cấp tín dụng, các nhân tố tạo nên rủi ro tín dụng. Luận văn cũng đi vào nghiên cứu hoạt động tín dụng và các phương pháp quản trị rủi ro tín dụng hiện nay.

2 - Luận văn cũng đã nêu được hoạt động cấp tín dụng tại VCB Chi nhánh HCM, các yếu tố ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng của Chi nhánh. Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn rủi ro tín dụng, quá trình quản trị rủi ro tín dụng tại VCB Chi nhánh HCM, luận văn đã chỉ ra được những mặt đạt được và những mặt còn tồn tại trong công tác này, đồng thời tìm ra những nguyên nhân chủ quan và khách quan của những tồn tại đó. Đây chính là căn cứ để đưa ra các kiến nghị và các giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng.

3- Để hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng cần quan tâm đến hai nhóm giải pháp và kiến nghị: nhóm giải pháp đối với VCBHCM và nhóm các kiến nghị đối với NHNN. VCBHCM cần quan tâm đến việc nâng cao nhận thức của nhà quản trị về quản trị rủi ro tín dụng, hoàn thiện công tác tổ chức quản trị rủi ro và có các giải pháp nhằm nhận diện, đo lường, điều tiết và giám sát rủi ro. Ngoài ra, để tạo thuận lợi cho công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM, NHNN cần phải hoàn thiện môi trường pháp lý về hoạt động này tại NHTM.

Những kết quả nghiên cứu trên chắc chắn chưa thỏa mãn hết yêu cầu của đề tài do những vấn đề nêu ra còn có những thiếu sót nhất định và bên cạnh những giải pháp được nêu tất yếu còn có những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Tác giả mong nhận được sự góp ý, trao đổi, chỉ dẫn của các thầy cô giáo, các chuyên gia,

các nhà khoa học và các bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực này để kết quả nghiên cứu ngày càng hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP ngoại thương TPHCM Luận văn thạc sĩ (Trang 80)