Nguyên nhân thuộc về phía khách hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP ngoại thương TPHCM Luận văn thạc sĩ (Trang 50)

- Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất; Bảo lãnh vay vốn.

2.3.2. Nguyên nhân thuộc về phía khách hàng

- Khách hàng không hiểu hết được tầm quan trọng của việc cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác cho ngân hàng, nên khách hàng thường dấu bớt thông tin, do

vậy ngân hàng không nắm bắt được hết tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng.

- Khách hàng gặp rủi ro trong kinh doanh, chẳng hạn giá các nguyên vật liệu đầu vào tăng đột ngột, dẫn đến giá thành sản phẩm tăng theo. Trong đó, giá bán sản phẩm đã được ký hợp đồng từ trước, vì vậy doanh thu không thể bù đắp nổi chi phí, ảnh hưởng đến việc trả nợ vay ngân hàng.

- Nhiều doanh nghiệp vay vốn ngân hàng gặp phải sự cạnh tranh không lành mạnh như hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém phẩm chất, làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, gây khó khăn cho việc trả nợ ngân hàng.

- Khách hàng có quan hệ làm ăn với nhiều đối tác, và các doanh nghiệp chiếm dụng vốn lẫn nhau, khi đối tác của khách hàng làm ăn thua lỗ hoặc phá sản, làm cho khách hàng không thể thu hồi vốn đầy đủ, đúng hạn. Vì thế khi khoản vay đến hạn, doanh nghiệp không có khả năng hoàn trả nợ vay cho ngân hàng.

- Trình độ quản lý của người điều hành doanh nghiệp hạn chế, dễ dẫn đến thất thoát vốn, làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, gây rủi ro cho ngân hàng. Trang thiết bị công nghệ, máy móc thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, trình độ tay nghề của người lao động thấp, nên năng suất lao động thấp, giá thành sản phẩm cao, mẫu mã hình thức sản phẩm đơn điệu, kém hấp dẫn cũng góp phần làm giảm sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại được nhập khẩu, cũng gián tiếp gây ra rủi ro đối với vốn vay của ngân hàng.

- Mặt khác, người lãnh đạo doanh nghiệp còn hạn chế về tư duy, tầm nhìn về xu hướng biến động của nền kinh tế, của ngành mình hoạt động, không hiểu rõ thị trường của những sản phẩm mà doanh nghiệp đang sản xuất, không nhận biết được sản phẩm của mình đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống của sản phẩm, chỉ chú trọng đến những phương án làm ăn ngắn hạn mà không có tầm nhìn chiến lược. Do đó, khi đầu tư chỉ xác định được nhu cầu hiện tại của thị trường, không nắm bắt được những thay đổi trong thị hiếu tiêu dùng, vốn tự có tham gia phương án thấp.

- Chủ trương di dời những cơ sở sản xuất ra khỏi nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, để tập trung vào những khu công nghiệp, khu chế xuất, đòi hỏi doanh nghiệp phải có vốn lớn vì doanh nghiệp phải tốn rất nhiều chi phí để xây dựng lại cơ sở sản xuất, nhà xưởng, trả tiền thuê đất. Điều này không chỉ làm tăng chi phí mà còn ảnh hưởng đến sự ổn định trong sản xuất của doanh nghiệp. Vì thế có nhiều doanh nghiệp đang vay vốn ở Chi nhánh gặp rất nhiều khó khăn.

- Một số doanh nghiệp vay vốn để nhập khẩu dây truyền máy móc, thiết bị từ nước ngoài về và Chi nhánh nhận chính tài sản đó là vật thế chấp. Nhưng do không hiểu rõ đối tác, cộng với kiến thức chuyên môn về máy móc, thiết bị hạn chế nên bị đối tác bán cho thiết bị công nghệ lạc hậu. Khi đưa vào sử dụng không khai thác được hết công suất, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bị giảm sút, dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ vay.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP ngoại thương TPHCM Luận văn thạc sĩ (Trang 50)