Hoàn thiện về bộ máy tổ chức và công nghệ hoạt động ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP ngoại thương TPHCM Luận văn thạc sĩ (Trang 79)

L: lãi suất cho vay cơ bản

3.5.2.Hoàn thiện về bộ máy tổ chức và công nghệ hoạt động ngân hàng

m: phụ phí rủi ro

3.5.2.Hoàn thiện về bộ máy tổ chức và công nghệ hoạt động ngân hàng

Một ngân hàng có bộ máy tổ chức cồng kềnh và dựa trên một nền tảng công nghệ hoạt động kém phát triển sẽ là nguồn gốc cho rủi ro tín dụng phát sinh và hoành hành. Do đó, thực hiện cơ cấu lại một cách sâu rộng hoạt động và công nghệ ngân hàng cũng là một giải pháp có vai trò then chốt trong việc nâng cao năng lực hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.

Vì thế Chi nhánh nên đề xuất với Hội sở để cấu trúc hoạt động của chi nhánh theo 2 định hướng sau: Một là, lấy khách hàng và thị trường làm đối tượng trung tâm trên cơ sở tích hợp các dịch vụ ngân hàng thay vì phát triển chuyên môn hoá đơn thuần theo từng nghiệp vụ. Hai là, hoạt động nghiệp vụ xử lý phân tán đơn lẻ cho từng đơn vị trực thuộc. Trong phạm vi khuôn khổ của đề tài, chúng ta chỉ xem xét những ảnh hưởng của quá trình tái cơ cấu đến hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.

Việc thay đổi cấu trúc hoạt động của toàn thể bộ máy hoạt động không thể thực hiện trong một sớm một chiều và đòi hỏi có sự chuyển biến một cách toàn diện về tư duy và hành động trong toàn thể con người của ngân hàng và thông thường không thể dễ dàng hoàn thành mà không có những lực cản nhất định. Nhưng hiển nhiên kết quả mang lại sẽ là có một bộ máy hoạt động linh hoạt và hiệu quả hơn thích ứng nhanh chóng và phù hợp hơn với những hoạt động của thị trường kinh doanh tiền tệ, tín dụng. Đây là nền tảng thiết yếu cho việc cải thiện khả năng phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng.

Việc thay đổi căn bản cấu trúc tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, mang lại sự tiện lợi tối đa cho khách hàng thông qua tích hợp các dịch vụ ngân hàng hướng theo đối tượng khách hàng (với phương thức giao dịch chủ yếu là “một cửa”), ngân hàng sẽ có được những chuyển đổi tích cực thực sự trong hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Các khâu nghiệp vụ sẽ được xử lý

một cách khoa học và hợp lý hơn, nằm trong pham vi kiểm soát của ngân hàng một cách chặt chẽ hơn, giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro từ bên ngoài. Kèm theo đó hệ thống thông tin khách hàng cũng được tổ chức một cách hợp lý hơn, tránh được sự chồng chéo trong thu thập nhưng lại có được sự toàn diện hơn trong việc quản lý các đặc trưng và tính chất cần nắm được của các nhóm khách hàng.

Cùng với đó, việc chuyển đổi sang hệ thống xử lý nghiệp vụ tập trung dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại cũng tạo cho việc hình thành hệ thống toàn diện phục vụ hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Thông tin và xử lý thông tin có vai trò then chốt trong hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Nếu thông tin không được cập nhật thường xuyên và không được xử lý bằng các công cụ hiện đại thì về cơ bản hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro khó có thể tiếp cận các chuẩn mực và thông lệ quốc tế trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng. Vì thế khi quy mô và tính chất hoạt động tăng trưởng và phát triển theo cả bề rộng lẫn chiều sâu, hệ thống quản lý thông tin tín dụng không bao quát được hết các tính chất cần phải theo dõi. Hơn nữa do cấu trúc bộ máy của các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và VCB-HCM nói riêng vẫn được vận hàng theo định hướng chuyên trách nghiệp vụ chứ chưa theo trọng tâm là đối tượng khách hàng nên hệ thống quản lý thông tin có tình trạng vừa chồng chéo, vừa thiếu cụ thể. Do đó, hệ thống quản lý thông tin tín dụng không mang lại hiệu quả cao. Vì vậy, đổi mới hệ thống quản lý thông tin tại ngân hàng gắn liền với việc cơ cấu lại hoạt động và tổ chức một cách sâu rộng sẽ mang lại một cách hiệu quả và toàn diện cho hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP ngoại thương TPHCM Luận văn thạc sĩ (Trang 79)