Phân tích Nợ quá hạn theo thời gian

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP ngoại thương TPHCM Luận văn thạc sĩ (Trang 39)

- Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất; Bảo lãnh vay vốn.

2.2.2.1. Phân tích Nợ quá hạn theo thời gian

Bảng 2.7: Dư nợ quá hạn theo thời gian

Đơn vị: tỷ đồng

năm 2007 năm 2008 năm 2009

Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Dưới 90 ngày 100,04 41 138,1 46 152,18 44

91 – 180 ngày 73,2 30 79,5 27 91,6 26

181 – 360 ngày 43,92 18 51,82 17 62,72 18

Trên 360 ngày 26,84 11 29,3 10 42,3 12

Nguồn: Phòng Quản lý Nợ Ngân hàng TMCP Ngoại thương TP.HCM

Trong năm 2007, dư nợ quá hạn dưới 90 ngày là 100,04 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 37% tổng dư nợ quá hạn; đến năm 2008 là 138,1 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 46% tổng dư nợ quá hạn và sang năm 2009 dư nợ quá hạn dưới 90 ngày là 152,18 tỷ đồng, chiếm 44% tổng dư nợ quá hạn. Như vậy qua 3 năm liên tiếp, dư nợ quá hạn dưới 90 ngày có xu hướng tăng về số tuyệt đối và tỷ trọng và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ quá hạn. Tuy vậy đối với các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày thì rủi ro tín dụng đối với ngân hàng ở mức rất thấp.

Nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày chiếm tỷ trọng cao thứ hai sau dư nợ quá hạn dưới 90 ngày. Năm 2007 dư nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày là 73,2 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 30% trên tổng dư nợ quá hạn; năm 2008 là 79,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 27% và sang năm 2009 là 91,6 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 26% tổng dư nợ quá hạn. Như vậy dư nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày có xu hướng tăng về số tuyệt đối nhưng lại giảm về số tương đối qua các năm. Dư nợ nhóm này chiếm tỷ trọng cao, nhưng đối với các khoản nợ quá hạn dưới 180 ngày thì ngân hàng vẫn có khả năng thu hồi nợ và khách hàng vẫn còn điều kiện để trả nợ cho ngân hàng.

Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày năm 2007 là 43,9 tỷ đồng, chiếm 18% tổng dư nợ quá hạn; năm 2008 là 51,8 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 17% và sang năm 2009 là 62,72 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 18% tổng dư nợ quá hạn. Như vậy qua 3 năm liên tiếp, dư nợ nhóm này có xu hướng tăng về số tuyệt đối, nhưng ít có xu hướng giảm về số tương đối.

Nợ quá hạn trên 360 ngày so với nợ quá hạn ở thời hạn trên chiếm con số thấp nhất cả về tỷ trọng lẫn quy mô. Năm 2007 dư nợ quá hạn nhóm này là 26,84 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 11%; năm 2008 là 29,3 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 10% và năm 2009 là 42,3 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 12% trên tổng dư nợ quá hạn. Như vậy, mặc dù nợ quá hạn nhóm này có xu hướng biến động bất lợi về số tuyệt đối và số tương đối, tỷ trọng nợ xấu không giảm qua các năm. Đây là dấu hiệu chứng tỏ Chi nhánh chưa có nhiều biện pháp thích hợp để thu hồi nợ xấu.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP ngoại thương TPHCM Luận văn thạc sĩ (Trang 39)