Phân tích dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP ngoại thương TPHCM Luận văn thạc sĩ (Trang 35)

- Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất; Bảo lãnh vay vốn.

2.2.1.2. Phân tích dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế

Bảng 2.3: Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế

Đơn vị: tỷ đồng

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Chỉ tiêu Gía trị % Gía trị % Gía trị %

Quốc doanh 10.040 74 10.308 69 10.782 68

Ngoài quốc doanh 3.528 26 4.631 31 5.074 32

Tổng 13.568 100 14.939 100 15.856 100

Bảng 2.4: Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế

Đơn vị: tỷ đồng

Năm 2008 so với 2007 Năm 2009 so với 2008

Chỉ tiêu Gía trị % Gía trị %

Quốc doanh 268 2,7 474 4,6

Ngoài quốc doanh 1.327 37,6 443 9,6

Tổng 1.371 10,1 917 14,2

Nguồn: Phòng Quản lý Nợ Ngân hàng TMCP Ngoại thương TP.HCM

Trong những năm gần đây, dưới sự tác động của đường lối phát triển kinh tế đất nước, nhất là khi có luật doanh nghiệp ra đời đã tạo ra một hành lang pháp lý rất thông thoáng và thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế, nhất là thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Hàng loạt các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân ra đời và hoạt động khá hiệu quả trên nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế quốc doanh vẫn đóng vai trò chủ đạo, là đầu tàu định hướng sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nắm giữ những ngành nghề trọng yếu của nền kinh tế. Qúa trình cổ phần hóa các DNNN đã và đang diễn ra mạnh mẽ.

Chính sách tín dụng hiện nay của toàn hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và VCBHCM nói riêng đã từng bước thể hiện rõ sự bình đẳng của các thành phần kinh tế trong quan hệ tín dụng. Qua số liệu thống kê 3 năm 2007, 2008, 2009 cho thấy dư nợ cho vay các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế quốc doanh tăng từ 10.040 tỷ đồng năm 2007 lên 10.308 tỷ đồng năm 2008 và năm 2009 là 10.782 tỷ đồng. Nhưng tỷ trọng dư nợ cho vay trong tổng dư nợ của thành phần kinh tế này lại liên tục giảm qua 3 năm 2007, 2008, 2009 lần lượt là 74%, 69% và 68%. Điều này cũng phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế. VCBHCM vẫn chú trọng đến các khách hàng truyền thống là các

doanh nghiệp quốc doanh, vì cho vay các doanh nghiệp này có sự bảo lãnh của nhà nước.

Tuy dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có tăng lên về quy mô qua các năm nhưng tỷ trọng trong tổng dư nợ cho vay lại liên tục giảm. Bên cạnh đó, quy mô và tỷ trọng dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm sau lại cao hơn năm trước. Dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 2007 là 3.528 tỷ đồng, chiếm 26% tổng dư nợ cho vay; năm 2008 tăng lên 4.631 tỷ đồng, chiếm 31%, tăng 37,6% so với năm 2007; năm 2009 là 5.074 tỷ đồng, chiếm 32%, tăng 9,6% so với năm 2008. Việc giảm tỷ trọng dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế quốc doanh là một hướng đi đúng. Vì theo thống kê, hiện nay thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đóng góp gần 70% GDP, và ngày càng phát triển, còn thành phần kinh tế quốc doanh chỉ có khoảng 75% doanh nghiệp hoạt động có lãi. Rõ ràng, việc phân phối tín dụng cho các thành phần kinh tế phải căn cứ trên mức đóng góp vào GDP của mỗi thành phần kinh tế, tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh và xu hướng phát triển của nó.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP ngoại thương TPHCM Luận văn thạc sĩ (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)