Tăng cường giám sát, theo dõi khách hàng vay vốn.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP ngoại thương TPHCM Luận văn thạc sĩ (Trang 71)

L: lãi suất cho vay cơ bản

m: phụ phí rủi ro

3.3.5. Tăng cường giám sát, theo dõi khách hàng vay vốn.

Việc thu nhận các thông tin về doanh nghiệp vay vốn ở VCBHCM hiện nay còn chưa được quan tâm đúng mức nhất là thông tin của doanh nghiệp sau khi được vay vốn. Vì vậy, cho đến khi ngân hàng phát hiện ra tình hình tài chính của khách hàng có vấn đề thì tình huống trở nên cực kỳ khó khăn. Để khắc phục vấn đề này yêu cầu cán bộ tín dụng phải theo dõi khách hàng, thường xuyên bám sát khách hàng, tiếp nhận, cập nhật, phân tích các thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính của khách hàng để từ đó có biện pháp xử lý thích hợp khi phát hiện ra khách hàng lâm và tình trạng khó khăn. Cán bộ tín dụng phải nắm rõ

các nguồn thu của doanh nghiệp và yêu cầu doanh nghiệp vay vốn phải thực hiện thanh toán qua tài khoản tại ngân hàng mình. Thường xuyên kiểm tra tài khoản của khách hàng là phương thức để đánh giá tình hình tài chính của khách có được lành mạnh không. Nếu phát hiện ra trong một thời gian nhất định mà khách hàng vay vốn không có một khoản thu nào đáng kể thì chứng tỏ khách hàng khó tiêu thụ được hàng hoá dịch vụ. Nếu phát hiện tình trạng có thể xấu đi ngay lập tức, cán bộ tín dụng phải bàn bạc với khách hàng, yêu cầu điều chỉnh lại khoản vay, sản xuất kinh doanh hoặc phải tìm cách thu hồi nợ ngay. Đồng thời tăng cường việc kiểm soát mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng, VCBHCM nên hạn chế giải ngân bằng tiền mặt trực tiếp cho doanh nghiệp vay vốn mà nên yêu cầu bên đi vay phải thực hiện thanh toán bằng chuyển khoản cho bên thụ hưởng qua tài khoản mở tại VCBHCM.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP ngoại thương TPHCM Luận văn thạc sĩ (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)