L: lãi suất cho vay cơ bản
m: phụ phí rủi ro
3.3.8. Tăng cường và kiện toàn hoạt động kiểm soát nội bộ
Với mạng lưới ngày càng mở rộng của VCBHCM, việc nắm bắt chính xác tình hình tài chính và luân chuyển tiền tệ, tín dụng của các phòng giao dịch có vai trò quan trọng trong hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.
Hoạt động kiểm soát nội bộ nếu phát huy đúng chức năng của nó sẽ góp phần quan trọng để chi nhánh phát hiện ra những rủi ro trong hoạt động tại Chi nhánh và các phòng giao dịch trực thuộc, vốn ngày càng được mở rộng trong xu thế phát triển của hoạt động kinh doanh tín dụng. Việc kết hợp việc kiểm toán, kiểm soát nội bộ từ bên trong và kiểm toán độc lập từ bên ngoài chặt chẽ sẽ làm hạn chế đến mức tối thiểu việc che dấu những rủi tín dụng, qua đó phát hiện và xử lý kịp thời. Nhờ đó, các rủi ro tín dụng tiềm tàng càng được phát hiện sớm bao nhiêu thì càng có khả năng giảm thiểu những thiệt hại gây ra rủi ro tín dụng.
Mặt khác, Phòng kiểm soát nội bộ hiện nay thuộc biên chế của Chi nhánh và chịu sự quản lý của Chi nhánh. Do đó, về mặt thẩm quyền thì Trưởng phòng kiểm soát nội bộ phải chịu sự quản lý của Giám đốc Chi nhánh. Chính vì điều này mà hoạt động kiểm soát nội bộ chưa thực sự khách quan, chưa phát huy hết vai trò và chức năng là kiểm soát tín dụng, thực hiện ngăn ngừa, phòng tránh rủi ro tín dụng. Vì vậy để tăng cường tính công khai, minh bạch và nâng cao chất lượng kiểm tra kiểm soát nội bộ, VCB nói chung và VCBHCM nói riêng cần xây dựng mô hình Phòng Kiểm soát nội bộ thuộc biên chế của Hội sở Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, trực thuộc sự quản lý của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và độc lập với Chi nhánh. Mô hình này cũng giống với mô hình Ngân hàng trung ương độc lập với chính phủ. Như vậy sẽ gia tăng thẩm quyền cho Phòng Kiểm soát nội bộ, nâng cao tính minh bạch, nâng cao chất lượng kiểm soát tín dụng.