Tạo môi trường kinh tế thuận lợ

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP ngoại thương TPHCM Luận văn thạc sĩ (Trang 61)

- Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất; Bảo lãnh vay vốn.

3.2.5. Tạo môi trường kinh tế thuận lợ

Giải pháp tiếp theo cần có của Chính phủ là nâng cao và hoàn thiện năng lực quy hoạch tổng thể và lập kế hoạch cũng như triển khai cho các chương trình và dự án phát triển kinh tế – xã hội trên phạm vi toàn quốc. Trên cơ sở đó đảm bảo để những quy hoạch cho các hoạt động phát triển các dự án kinh tế từ trung ương triển khai đến các ngành, địa phương cần phải gắn chặt một cách thực chất với nguyên tắc về hiệu quả kinh tế trong dài hạn, tránh tình trạng các chương trình sản xuất theo phong trào một cách thiếu căn cứ thực tế. Rõ ràng, vốn tín dụng của ngân hàng luôn là yếu tố đi sau hỗ trợ căn bản cho việc triển khai thực thi các chương trình phát triển kinh tế của nhà nước. Nếu chương trình dự án của nhà nước thực sự mang lại hiệu quả kinh tế một cách bền vững thì nguồn vốn tín dụng của ngân hàng mới đảm bảo an toàn. Ngược lại, nếu nếu tính hiệu quả của các chương trình dự án chỉ là ngắn hạn hoặc phụ thuộc nhiều vào các biện pháp hỗ trợ của nhà nước thì chỉ sau một thời gian không lâu, rủi ro tín dụng sẽ bùng phát khiến các ngân hàng trở thành kho khổng lồ chứa đựng các khoản nợ xấu. Hơn thế nữa, trong bối cảnh hiện tại của nền kinh tế Việt Nam khi mà các ngân hàng quốc doanh vẫn chiếm vị trí chi phối trong hoạt động trung gian tài chính thì việc thực hiện giải pháp này thực sự là cấp bách để không những tránh được rủi ro cho hệ thống ngân hàng mà còn hạn chế được sự lãng phí về sử dụng nguồn lực và gánh nặng cuối cùng có thể rơi vào đông đảo những người đóng thuế cho Nhà nước.

Một giải pháp căn bản cần đến sự tham gia của chính phủ là việc chỉ đạo thực hiện mạnh mẽ và hiệu quả hơn quá trình sắp sếp lại hệ thống doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trong đó chú trọng giải quyết dứt điểm các vấn đề về tồn đọng tài chính, thủ tục phá sản và giải thể doanh nghiệp. Quan hệ tài chính giữa ngân hàng và doanh nghiệp trong nền kinh tế luôn có vai trò thiết yếu ảnh hưởng đến sự tồn tại và vững chắc của hệ thống ngân hàng. Để đảm bảo quan hệ này được thực sự mang tính chất thị trường có sự điều tiết của nhà nước thì việc củng cố và chấn chỉnh hệ thống doanh DNNN với vai trò chủ đạo trong nền kinh tế là hết sức cấp bách. Mặc dù đã có chủ trương sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước tư nhiều năm nay nhưng tiến độ thực hiện và kết quả thực sự mang lại còn chưa

tương xứng với yêu cầu đặt ra. Đặc biệt là việc lành mạnh hoá tài chính và xử lý các vấn đề tồn động trong quan hệ giữa DNNN với ngân hàng. Nếu không có sự chuyển biến thực sự trong cải cách hệ thống DNNN để có được một hệ thống doanh nghiệp có sức cạnh tranh, lành mạnh về tài chính trên cơ sở đó hoàn thành củng cố mối quan hệ cơ bản có tính chất thị trường giữa ngân hàng và doanh nghiệp, vòng lẩn quẩn về quan hệ “nợ đọng-rủi ro tín dụng” giữa ngân hàng với hệ thống DNNN sẽ khó có thể khắc phục.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP ngoại thương TPHCM Luận văn thạc sĩ (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)