Kế hoạch hành động tái định cư

Một phần của tài liệu Tái định cư và sự thay đổi đời sống của nhóm Đan Lai (Thổ) ở vườn Quốc gia Pù Mát (Trường hợp người Đan Lai ở hai bản Tân Sơn và Cửa Rào, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông (Trang 69)

CHƯƠNG 3: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TÁI ĐỊNH CƯ 3.1 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚ

3.3.2.2. Kế hoạch hành động tái định cư

Thực hiện theo tiến độ dự án đã dự kiến năm 2001 - 2002 sẽ tổ chức chỉ đạo thực hiện hoàn thành kế hoạch di chuyển 36 hộ thuộc khe Cồn và bản Búng có ý muốn tự nguyện di chuyển trước, địa điểm thực hiện TĐC sẽ tiến hành tại hai bản Tân Sơn và Cửa Rào (điểm TĐC số 1 và 2).

* Điểm tái định cư số 1

- Quy hoạch đất thổ cư: Đất thổ cư được quy hoạch tập trung cho 16 hộ phần dưới đập Nà Buốc, mỗi lô đất thổ cư được cấp 1.000 - 1.200m2, bố trí liền kề nhau thành ba hàng ngang. Phía trước có thiết kế đường ra trục chính. Trong 1.000 - 1.200m2, dành 300m2 để xây nhà và các công trình vệ sinh, chăn nuôi, còn lại làm đất vườn trồng rau, trồng sắn và các loại cây ăn quả khác.

- Quy hoạch sử dụng đất: Hiện tại bản Tân Sơn đã dành vùng đất màu Nà Buốc cho dân TĐC với số diện tích là 10,1ha. Trong đó cắt đất thổ cư và đất vườn là 1,6ha còn lại 8,5ha được chia đều cho số khẩu, tính bình quân mỗi hộ 0,54ha đất màu để sản xuất. Ngoài ra, bản Tân Sơn còn vận động điều hoà diện tích đất ruộng hai vụ cho dân TĐC là 1,6ha, như vậy bình quân mỗi hộ có thêm 0,1ha ruộng nước. Diện tích đất phải đền bù cho dân sở tại là 10,1ha đất màu và 1,6ha ruộng nước.

Diện tích đất lâm nghiệp đã giao cho dân sở tại theo Nghị định 02/CP là 466ha, nay sẽ điều hoà những hộ có diện tích lớn cho dân TĐC, bình quân mỗi hộ dân TĐC có từ 2 - 3ha đất lâm nghiệp để trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng tự nhiên, xây dựng mô hình nông lâm kết hợp.

Việc chuyển nhượng đất cho dân TĐC đã được thông qua họp dân sở tại và được nhân dân ở đây nhất trí cao. Cần điều hoà lại đất 64/CP và đất 02/CP cho dân sở tại, cấp lại giấy chứng nhận đất cho dân TĐC và dân sở tại là 140 hộ.

- Bố trí sản xuất nông - lâm nghiệp: Hiện tại nhân dân sau khi thực hiện TĐC đã có đất màu và đất vườn để sản xuất ngay. Nhưng trong số 8,5ha đất màu cần được san lấp mặt bằng, đào rãnh thoát nước, cải tạo đất để sản xuất một vụ lúa, một vụ màu ổn định vào những năm tiếp theo có thể chuyển sang trồng mía 6ha, còn 3ha nếu nâng cấp đập Nà Xán và sửa chữa đập Nà Buốc có nước ổn định thì chuyển sang làm ruộng nước.

Như vậy, mỗi hộ TĐC ở điểm số 1 sẽ có 0,1ha ruộng nước, 0,07ha đất vườn, 0,54ha đất màu với cơ cấu:

- Ruộng nước hai vụ trồng giống lúa lai, lúa thuần Trung Quốc. - Đất vườn trồng rau xanh, dành 500m2 trồng sắn.

- Đất màu mỗi hộ giành 0,3ha trồng mía, còn 0,24ha trồng ngô, lạc xuân, đậu thu, lúa mùa. Dùng giống lúa cằm hoặc lúa nương LN93-1.

Chăn nuôi: chủ yếu phát triển chăn nuôi lợn, gà vừa cải thiện đời sống vừa tăng thu nhập.

Lâm nghiệp: chủ yếu là khoanh nuôi bảo vệ rừng tự nhiên, phần chân đồi dành 1ha để sản xuất nông lâm kết hợp, trồng cây kinh tế, cây ăn quả vừa kết hợp trồng xen cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày và cây dài ngày vừa có thu nhập trước mắt vừa tạo thu nhập kinh tế ổn định lâu dài theo mô hình V.A.C.R.

- Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng:

Đường giao thông: Nâng cấp tuyến đường chính từ ngã ba Lục Dạ xuống Cửa Rào dài 6km theo tiêu chuẩn đường loại A giao thông nông thôn. Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống giao thông trong khu thổ cư vừa được thiết lập ra trục đường chính 1km. Tiêu chuẩn đường loại B giao thông nông thôn.

Thuỷ lợi: Nâng cấp đập Nà Xán và tuyến kênh mương để dẫn nước xuống vùng Nà Buốc. Sửa chữa đập Nà Buốc thành hồ chứa nước. Có thể chuyển từ 3ha đất màu sang ruộng nước hai vụ.

Trường học: Xây dựng trường Môn Sơn IV, một nhà hai tầng, có 12 phòng học để cho học sinh ba bản Tân Sơn, Bắc Sơn, Cửa Rào và con em hai điểm TĐC số 1, 2 học tập.

Điện sinh hoạt: Hiện nay, trạm điện Bắc Sơn có công xuất 180KVA phục vụ cho ba bản Tân Sơn, Bắc Sơn, Cửa Rào nhưng công xuất vẫn đủ thắp sáng cho 36 hộ TĐC. Vì vậy, cần xây dựng lại hệ thống đường dây 0,4KVA vào tận hai điểm TĐC với chiều dài là 4,7km và trang bị đầy đủ hệ thống điện chiếu sáng trong nhà cho số hộ TĐC.

Nước sạch: Mỗi hộ TĐC được xây dựng một giếng nước khơi hoàn chỉnh cả hệ thống nền, bể, nhà tắm và bơm điện hoặc bơm tay.

Nhà ở: Mỗi hộ TĐC được xây dựng một nhà ở ba gian, bếp một gian, diện tích sử dụng 61m2, nhà cấp bốn lợp ngói và hệ thống chuồng trại chăn nuôi, công trình vệ sinh lợp ngói, sân phơi.

* Điểm tái định cư số 2

Được thực hiện tại vùng Nong Niếu, Co Lào bản Cửa Rào xã Môn Sơn với quy mô 20 hộ, bằng hình thức sát nhập với với bản Cửa Rào nhưng được thành lập một đội sản xuất riêng.

- Quy hoạch đất thổ cư: Đất thổ cư được quy hoạch cho 20 hộ ở phía trong vùng Nong Niếu thuộc phần đất của bản Thái Sơn. Các lô đất được bố trí ở phần chân đồi để gắn với việc giao đất lâm nghiệp cho từng hộ, mỗi lô đất thổ cư được chia cho từng hộ từ 1.700 - 2.800m2

tuỳ theo từng điều kiện địa hình và được sắp xếp liền kề nhau để tiện cho việc quy hoạch điện, nước và giao thông nội vùng. Trong diện tích đất thổ cư, mỗi hộ dành 300m2

để bố trí nhà ở, sân phơi, chuồng trại, giếng nước. Còn lại là đất vườn sản xuất rau, sắn và cây ăn quả.

- Quy hoạch sử dụng đất: Hiện trạng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 17ha, đất lâm nghiệp là 37ha được bố trí sử dụng như sau: Trong 17ha đất nông nghiệp đã sản xuất ổn định là 11,8ha được chia đều cho số nhân khẩu, bình quân mỗi hộ là 0,6ha, còn lại 5,2ha đã bố trí thổ cư và đất vườn 3,9ha, còn lại 1,3ha tiếp tục cải tạo để sản xuất; Diện tích đất lâm nghiệp 37ha được chia đều cho số hộ tuỳ nhân khẩu từng hộ, nhưng bình quân một hộ từ 1,5 - 2ha đất lâm nghiệp để sản xuất nông lâm kết hợp.

Việc chuyển nhượng và đền bù đất được thông qua họp dân sở tại và đã

được đồng tình nhất trí cao. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 20 hộ dân TĐC.

Như vậy, quá trình di dân TĐC cộng đồng người Đan Lai ở ba bản Cò Phạt, khe Cồn và bản Búng thuộc vùng thượng nguồn khe Khặng với 36 hộ, 195 nhân khẩu ra hai bản Tân Sơn và Cửa Rào của UBND huyện Con Cuông đã diễn ra nhanh chóng. Toàn bộ 36 hộ dân với sự giúp đỡ của cán bộ và nhân dân xã Môn Sơn đã đến nơi ở mới trong tháng 9/2002 với một tinh thần phấn khởi, mong chờ một cuộc sống mới rồi đây sẽ tốt đẹp hơn cho những người hôm nay và các thế hệ mai sau.

Một phần của tài liệu Tái định cư và sự thay đổi đời sống của nhóm Đan Lai (Thổ) ở vườn Quốc gia Pù Mát (Trường hợp người Đan Lai ở hai bản Tân Sơn và Cửa Rào, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)