Tổ chức cộng đồng làng bản

Một phần của tài liệu Tái định cư và sự thay đổi đời sống của nhóm Đan Lai (Thổ) ở vườn Quốc gia Pù Mát (Trường hợp người Đan Lai ở hai bản Tân Sơn và Cửa Rào, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông (Trang 121)

CHƯƠNG 4: SỰ THAY ĐỔI PHƯƠNG THỨC MƯU SINH VÀ ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ XÃ HỘ

4.3.3.Tổ chức cộng đồng làng bản

Người Đan Lai vùng khe Khặng có các hình thái thể chế, kinh tế - xã hội

và văn hoá của cộng đồng, trong đó tổ chức xã hội truyền thống cao nhất là bản. Trong đơn vị ấy, các gia đình phụ thuộc lẫn nhau và hợp tác để mưu sinh. Từ đó đã hình thành nên các mối quan hệ cộng đồng về tinh thần, tôn giáo tín ngưỡng. Về hành chính, các bản truyền thống dựa trên cơ sở của bộ máy tự quản được hình thành do dân cử với các tiêu chí quan trọng nhất là tuổi tác, kinh nghiệm và uy tín. Các luật tục kiểm soát phong tục và các mối quan hệ xã hội đồng thời qui định các hành vi ứng xử của con người với tự nhiên và môi trường cũng như đặt ra lịch trình về thời vụ nông nghiệp gắn với chu kỳ sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng. Trong trường hợp xảy ra thiên tai, nó huy động sức mạnh tập thể để đối phó. Đó là dạng tổ chức xã hội tự quản, ít có sự can thiệp từ bên ngoài.

Làng bản của người Đan Lai vùng khe Khặng được hình thành mang tính tự phát. Nếp sống của mỗi bản được duy trì dựa trên sự thoả thuận, hợp tác giữa

hiện tập trung trong các luật bất thành văn được gọi chung là “luật tục”. Không có bất kỳ một quy hoạch nào trong các bản truyền thống của người Đan Lai, nhưng không vì vậy người ta có thể phản đối tính bất hợp lý trong sinh kế cũng như trật tự vận hành xã hội của họ. Đơn giản vì người dân có những tiêu chí riêng để đánh giá về tính hợp lý đối với xã hội của mình.

Không thể phủ nhận canh tác nương rẫy là một phương thức đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động sản xuất của người dân Đan Lai vùng khe Khặng. Từ hoạt động canh tác hình thành một lối sống, một phương thức sống. Từ trước đến nay, người ta vẫn quan niệm rằng, phương thức sống đó không ổn định. Nhưng trên thực tế, chính từ lối sống này, nhiều cấu trúc xã hội bền vững đã được hình thành. Việc can thiệp vào lối sống đó mặc nhiên sẽ phá vỡ các cấu trúc xã hội truyền thống.

Tương ứng với phương thức sống du canh là sự phân bố phân tán trên diện rộng. Giữa khu vực cư trú và khu vực mà ở đó người dân thực hiện các sinh kế của mình hầu như không có ranh giới. Việc thực hiện sinh kế của các gia đình, của các bản hầu như không hề ảnh hưởng đến nhau. Khi TĐC bắt buộc, cấu trúc làng bản cổ truyền đã bị phá vỡ về cơ cấu và từ trên cơ sở của các mảnh vỡ đó, đã hình thành nên các bản làng mới không theo mong muốn, thói quen và tập quán mưu sinh của người dân. Trong quá trình thực địa, chúng tôi đã tận mắt chứng kiến những người dân tỏ ra lúng túng trong các hoạt động ở trong chính ngôi nhà của mình. Tất cả đối với họ đều xa lạ. Việc chia lô đất xây dựng nhà ở khu TĐC theo kiểu ô bàn cờ, nhà bám mặt đường như khu đô thị không phù hợp với phong tục tập quán của người Đan Lai.

Một phần của tài liệu Tái định cư và sự thay đổi đời sống của nhóm Đan Lai (Thổ) ở vườn Quốc gia Pù Mát (Trường hợp người Đan Lai ở hai bản Tân Sơn và Cửa Rào, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông (Trang 121)