Chính sách an dân, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế vùng núi ở Đài Loan

Một phần của tài liệu Tái định cư và sự thay đổi đời sống của nhóm Đan Lai (Thổ) ở vườn Quốc gia Pù Mát (Trường hợp người Đan Lai ở hai bản Tân Sơn và Cửa Rào, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông (Trang 53)

CHƯƠNG 3: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TÁI ĐỊNH CƯ 3.1 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚ

3.1.2. Chính sách an dân, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế vùng núi ở Đài Loan

vùng núi ở Đài Loan

không thuận lợi, 6 tháng không có mưa, 6 tháng lại mưa bão nhiều. Địa hình phía Bắc là đồi núi thung lũng như vùng bán sơn địa ở nước ta.

Trước đây, dân bản xứ là người thiểu số. Cách đây mấy trăm năm khi người Hán đổ bộ lên Đài Loan, đẩy người dân thiểu số lên vùng sâu, vùng cao hẻo lánh. Đến năm 1949, khi Quốc dân Đảng bị đánh bại bỏ chạy ra đảo, dân số tăng lên đột ngột, lên đến 5 - 6 triệu người, đời sống rất khổ cực. Vào những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, thu nhập bình quân đầu người có 50USD, số người mù chữ chiếm 50% dân số, lạm phát phi nước mã.

Sau đó nhờ những chính sách kinh tế hợp lý, chính quyền Đài Loan đã đẩy nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh. Trong quá trình tăng trưởng kinh tế, chính quyền đã quan tâm đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng núi. Đến năm 1993, Đài Loan hiện có 30 vạn người dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng cao, vùng xa xôi.

Nhà nước đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như đường xá, giao thông, hệ thống thông tin liên lạc. Chi phí đầu tư trồng rừng chủ yếu để phủ xanh đất trống, bảo vệ và cải tạo môi trường. Các hộ nông dân trước đây làm ăn riêng lẻ, từ năm 1974 họ đã thành lập các nông trường của nông hội. Nông trường sản xuất và bán nhiều loại sản phẩm hàng hoá nông - lâm nghiệp như cao sơn trà, thịt hươu, nai khô, các đồ kỷ vật cho nhân dân trong vùng và khách du lịch. Nông trường cũng tạo ra các danh lam thắng cảnh đẹp thu hút khách du lịch… Tổ chức nội hội có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi cho nông dân bằng nhiều hình thức khác nhau: Bảo hiểm y tế điều trị bệnh không mất tiền, bảo lãnh cho hội viên vay tiền ngân hàng với lãi xuất ưu đãi, giao dịch mua bán lúa của hội viên cho Chính quyền và mua vật tư cho nông dân.

Nhờ có sự phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và sự hỗ trợ của Chính quyền, các gia đình dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa xôi xây dựng cuộc sống khá tốt, nhà cửa khang trang, có đủ điện, nước và các phương tiện

truyền thanh, truyền hình, thông tin liên lạc. Họ không còn chặt cây rừng làm chất đốt mà đã chăm sóc, bảo vệ rừng chu đáo.

Một phần của tài liệu Tái định cư và sự thay đổi đời sống của nhóm Đan Lai (Thổ) ở vườn Quốc gia Pù Mát (Trường hợp người Đan Lai ở hai bản Tân Sơn và Cửa Rào, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)