Các vấn đề về di dân TĐC trong các dự án phát triển đã thu hút được rất nhiều các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Di dân TĐC tác động đến đời sống của cộng đồng cư dân và các vấn đề liên quan đến bảo tồn và PTBV đang là những vấn đề nóng trong thời gian gần đây. Đặc biệt, là các nghiên cứu về di dân tự do, di dân TĐC ở các công trình thuỷ điện…
Có thể nói, đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về người Đan Lai. Đặc biệt là về vấn đề TĐC của đồng bào Đan Lai ở vùng lõi của VQG Pù Mát đã có những tác động mạnh mẽ làm thay đổi sâu sắc đời sống của đồng bào.
Khi tiến hành nghiên cứu về vấn đề TĐC và sự thay đổi đời sống của cộng đồng người Đan Lai chúng tôi đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử để nhìn nhận, phân tích đánh giá các vấn đề một cách khoa học và khách quan. Đây cũng là phương pháp luận để vận dụng các phương pháp cụ thể trong quá trình nghiên cứu, như chọn mẫu nghiên cứu, thu thập thông tin, số liệu trong hệ thống phương pháp nghiên cứu chuyên ngành dân tộc học, nhân học và được quy chiếu trong một khung phân tích cơ bản.
Chúng tôi sử dụng lý thuyết hệ thống để thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa con người và giới tự nhiên. Khi con người tác động vào tự nhiên nếu biết thích ứng với các quy luật của tự nhiên thì có thể phát triển một cách bền vững. Các lý thuyết về di dân TĐC được vận dụng nhằm làm sáng tỏ sự thay đổi đời sống của cộng đồng người Đan Lai ở VQG Pù Mát khi bị tác động bởi quá trình thực hiện di dân TĐC bắt buộc trong dự án phát triển.
Ngoài ra, chúng tôi còn đề cập đến những khái niệm cơ bản có liên quan đến vấn đề di dân TĐC và quan điểm TĐC để có sự thống nhất về các thuật ngữ sử dụng trong luận văn và quan điểm nhất quán của Chính phủ về di dân TĐC có liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận văn.