CHƯƠNG 3: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TÁI ĐỊNH CƯ 3.1 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚ
3.3.2.1. Quan điểm của người dân về phương án tái định cư
* Đánh giá ban đầu (PRA) về nguyện vọng của người dân
Trong dự án SFNC, CCĐCĐC&VKTM Nghệ An đã tiến hành nghiên cứu khả thi TĐC cộng đồng Đan Lai ở ba bản vùng lõi VQG. Trên cơ sở phân tích mục tiêu của việc tìm kiếm giải pháp nhằm đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng với bảo vệ tài nguyên rừng. Phương án TĐC được đưa ra như một
phương án định cư tại chỗ. Kết quả phân tích những khó khăn và thuận lợi của mỗi phương án trên cơ sở quan điểm của cộng đồng được tổng hợp qua bảng:
Bảng 3.1: Đánh giá của người dân (PRA) về thuận lợi và khó khăn của phương án tái định cư và định cư tại chỗ
TCĐG Tái định cư Định cư tại chỗ
1. Khó khăn
- Môi trường mới không thích hợp với tập quán người Đan Lai.
- Điều kiện đất đai không thuận lợi, chỗ tốt thì người Kinh, người Thái chọn hết rồi.
- Khó tiếp cận, hoà đồng với cộng đồng khác, do khác biệt về phong tục tập quán
- Khi dự án kết thúc, lo rằng đời sống lại khó khăn như ở Châu Sơn, khe Thơi.
- Nếu người ở đây rời khe Khặng ra ngoài thì người Lào sẽ sang, người Mẹo (Hmông) sẽ xuống, an ninh biên giới mất ổn định.
- Nếu ra ngoài thì người Đan Lai không giữ được phong tục tập quán của mình.
- Giao thông đi lại khó khăn.
- Tiếp cận thông tin, văn hoá khó khăn.
- Học hành của con em khó khăn, đặc biệt là số học lên cấp II, cấp III.
- Xa chợ búa, khó trao đổi hàng hoá.
- Nếu không quản lý tốt tình trạng phá rừng có thể xảy ra.
2. Thuận lợi
- Giao thông thuận lợi.
- Tiếp cận y tế, văn hoá thuận lợi.
- Sống quen với rừng, sẵn có rau củ từ rừng, gần nước, sẵn cá từ khe suối.
- Có thể được đầu tư điện lưới.
- Con cái được học hành thuận lợi.
- Gần chợ búa, có thể thuận lợi cho trao đổi hàng hoá.
- Làm nhà cửa không phải lo mua vật liệu.
- Bảo vệ được phong tục tập quán người Đan Lai.
- Được sống trên đất tổ.
- Tham gia bảo vệ được đường biên giới.
- Tham gia bảo vệ rừng.
Nguồn: [20, tr.40]
Từ sự phân tích những khó khăn và thuận lợi ở trên cộng đồng đã đi đến biểu quyết, lựa chọn mỗi phương án với kết quả như sau [20, tr.41]:
* Lần I (tháng 11/1999)
Số hộ tham gia biểu quyết: 128/163 (số còn lại vắng mặt). - Sô hộ đề xuất định cư tại chỗ: 127/128
- Số hộ đề xuất TĐC ra ngoài: 1/128 * Lần II (tháng 2/2000)
Số hộ tham gia biểu quyết: 120/163 - Số hộ đề xuất định cư tại chỗ: 114/120 - Số hộ đề xuất TĐC ra ngoài: 5/120 - Số hộ không có ý kiến: 1/120
Số hộ đăng ký đi còn thấp vì thông tin đến với người dân chưa đầy đủ, họ chưa hình dung được khả năng phát triển lâu dài nơi ở mới. Mặt khác, với tâm lý ngại khó khăn, ngại di chuyển, sợ phải sống xa đất tổ tiên, xa mồ mả cha ông…
Như vậy, qua “Báo cáo nghiên cứu khả thi TĐC cộng đồng Đan Lai tại 3 bản Cò Phạt, khe Cồn và bản Búng” (5/2000) của CCĐCĐ&VKTM Nghệ An cho thấy đơn vị lập dự án đã tiến hành khảo sát, điều tra một cách khá đầy đủ về
Lai đã được thực hiện đúng quy trình và có sự tham gia của người dân. Qua nhiều lần tổ chức họp dân ba bản vùng khe Khặng đều nhận được một kết quả như nhau là đại bộ phận người dân không đồng ý thực hiện TĐC và mong muốn được ở lại nơi ở cũ.
Tuy nhiên, đến tháng 10/2001 trong “Báo cáo nghiên cứu khả thi thực hiện TĐC cộng đồng Đan Lai tại 3 bản Cò Phạt, khe Cồn và bản Búng” của UBND huyện Con Cuông lại cho chúng ta thấy một kết quả hoàn toàn khác về ý kiến của người dân trong diện thực hiện di dân TĐC. UBND huyện đã thành lập tổ công tác trực tiếp vào ba bản tổ chức họp dân, nói rõ các phương án TĐC, các điểm tập trung và xen ghép, điều kiện đất đai sản xuất bình quân cho hộ TĐC ra ở các điểm tập trung và xen ghép, các chế độ đầu tư hỗ trợ của dự án. Đồng thời phương án TĐC được đưa ra như một giải pháp khẳng định để người dân bàn bạc, nhằm tìm kiếm một hình thức và bước đi thực hiện TĐC cho phù hợp với người dân đặt trong mối tương quan với điều kiện thực thi của dự án.
Từ những thông tin được cung cấp, người dân đã thảo luận bàn bạc và có những ý kiến đề nghị tương đối tập trung những kết quả sau:
+ Bản khe Cồn thông tin thực hiện TĐC vào năm 2001 - 2002. Số hộ tham gia dự họp 33/36 (vắng 3 hộ). Trong đó, có 4 ý kiến không đi hoặc đi sau không ký vào biên bản cam kết thực hiện (vì thông tin của dự án chưa đáp ứng yêu cầu của họ), còn 29 hộ nhất trí thực hiện theo dự án và đã bốc thăm lô đất thổ cư, ký vào biên bản cam kết thực hiện. Bản Cồn đạt 80% số hộ thực hiện, số còn lại sẽ tiếp tục vận động sau.
1. Bản khe Búng thông tin thực hiện TĐC vào năm 2003. Số hộ tham gia dự họp 50/54 (vắng 4 hộ). Biểu quyết thực hiện TĐC 50/50, đã ký vào biên bản cam kết thực hiện 54/54 (Có 4 hộ vắng họp, sáng hôm sau nhóm công tác đã trực tiếp đi vận động thì các hộ đều nhất trí thực hiện). Bản Búng có 100% số hộ thực hiện.
2. Bản Cò Phạt thông tin thực hiện TĐC vào năm 2004. Số hộ tham gia dự họp 70/79 (vắng 9 hộ). Biểu quyết thực hiện TĐC 70/70, có 6 hộ đăng ký xin đi đợt 1, còn 9 hộ ở khe Lẻ vắng mặt sẽ tiếp tục vận động. Bản Cò Phạt có 70 hộ đã ký vào biên bản cam kết thực hiện đạt 100% số hộ có mặt.
Qua đợt công tác tham khảo ý kiến của người dân thực hiện chủ trương TĐC đã đạt được kết quả khả quan là có 157 hộ tham gia dự họp. Nhóm công tác đã đến từng nhà vận động thì có 153 hộ đồng tình thực hiện TĐC một cách tự nguyện đạt 97,5%, có 4 hộ chưa đồng tình ra và 12 hộ vắng mặt chưa có ý kiến.
* Nguyện vọng và đề nghị của nhân dân:
- Đưa dân ra phải có nhà ở và nhất trí với mẫu nhà thiết kế trong dự án. - Dân ra phải có đất bằng và ruộng nước để sản xuất, nếu không đủ đất sản xuất thì dân sẽ quay trở lại.
- Đề nghị cho dân ra ở tập trung thành từng nhóm, nếu không thì sắp xếp xen ghép theo đăng ký của người dân để phù hợp với anh em bà con.
- Đề nghị mua một con trâu/bò để cày kéo cho những hộ chưa có.
- Đề nghị hỗ trợ mua sắm đồ dùng: chăn, màn, giường, chiếu và dụng cụ sản xuất: cày, bừa, cuốc, xẻng… để thích nghi với nơi ở mới.
- Một số hộ ở bản Cồn có diện tích mét sắp cho thu hoạch đề nghị dự án trả tiền.