Sự thay đổi trong bố trí và tổ chức làng bản

Một phần của tài liệu Tái định cư và sự thay đổi đời sống của nhóm Đan Lai (Thổ) ở vườn Quốc gia Pù Mát (Trường hợp người Đan Lai ở hai bản Tân Sơn và Cửa Rào, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông (Trang 103 - 106)

CHƯƠNG 4: SỰ THAY ĐỔI PHƯƠNG THỨC MƯU SINH VÀ ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ XÃ HỘ

4.2.1.1. Sự thay đổi trong bố trí và tổ chức làng bản

Làng bản của người Đan Lai thường cư trú theo lối mật tập, nằm trong các thung lũng tương đối bằng phẳng, kín đáo, ở vùng đầu nguồn và bên cạnh các

cho dùng nước, vận chuyển lâm thổ sản còn nhằm bảo đảm yêu cầu kiếm cá, là sinh hoạt kinh tế không thể thiếu trong đời sống của đồng bào.

Đơn vị hành chính duy nhất của người Đan Lai là bán (bản). Trước khi TĐC, tổng số hộ gia đình Đan Lai ở ba bản vùng khe Khặng là 169 hộ với 956 nhân khẩu. Mọi người gắn bó với nhau và duy trì cộng đồng chủ yếu bằng những phong tục tập quán, ít có sự thay đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác. Các gia đình có quan hệ họ hàng, dòng tộc với nhau. Dưới bản còn có một tổ chức nhỏ hơn là chòm, mỗi chòm từ 10 - 15 hộ hoặc có thể hơn, tùy thuộc vào số hộ của các bản nhiều hay ít.

Hàng năm, người Đan Lai thường cúng ma bản hai lần để cầu mong sự thịnh vượng và củng cố sự đoàn kết trong cộng đồng. Cúng ma bản là hình thức sinh hoạt cộng đồng lớn nhất, long trọng nhất của người Đan Lai. Điều khiển lễ cúng là trùm bản. Đồ vật để tiến hành lễ cúng bao gồm hai con lợn, một trăm kẹp cá mát, một đầu trâu. Ngày cúng, cả bản nghỉ việc nương rẫy, tổ chức một bữa ăn tập thể ngoài trời. Đó là một bữa tiệc tương đối linh đình, mọi người trong bản cùng uống rượu và nhảy múa vui vẻ.

Về tâm lý, người Đan Lai sống rất vô tư, sôi nổi và thẳng thắn. Mặc dù cuộc sống thiếu thốn, khó khăn trăm bề nhưng họ ít biết đến sự tính toán và thủ đoạn, khi lao động thì hết mình, lúc ăn uống thì thoải mái. Họ sẵn sàng nấu ăn dư thừa để rồi sau đó có thể ăn không hết phải đổ đi, ngày mai lại lo những thứ mới. Thậm chí là ngày mai không còn gì thì vào rừng đào củ mài, củ nâu hoặc kiếm thứ khác để ăn. Thái độ đối với khách thể hiện rõ ràng, sống thật thà chất phác. Đời sống rất nghèo nhưng quan hệ láng giềng lại rất đoàn kết, nhìn vào đời sống kinh tế của một hộ là có thể đoán biết đời sống của cả bản làng. Nổi trội nhất trong đức tính của người Đan Lai là có phúc cùng hưởng có hoạ cùng chịu, khi gia đình này khó khăn về cái ăn, cái mặc nếu gia đình khác có thì họ sẵn sàng chia sẻ để cứu giúp đồng loại.

Về cơ bản, điều mà ai cũng nhận thấy khi đến với người Đan Lai đó là tính cộng đồng và ý thức tự giác trong ứng xử với môi trường tự nhiên, xã hội và con người. Phẩm chất ấy xuyên suốt trong đời sống, nó trở thành nếp sống định hình như một nguyên tắc ứng xử, là chuẩn mực, là giá trị đạo đức và nhân cách của cộng đồng không bị hạn chế bởi không gian địa lý. Đây là yếu tố cơ bản giúp người Đan Lai cùng tồn tại và phát triển nơi “sơn cùng thuỷ tận” từ thế hệ này qua thế hệ khác. Sức mạnh nội lực âm thầm, lặng lẽ được lưu truyền và phát huy thông qua cách thức tổ chức cuộc sống của mỗi gia đình, dòng họ [61, tr.90].

Bản quy hoạch và thiết kế dự án đã dựa trên diện tích đất đai cụ thể của từng vùng để bố trí nơi ở và sản xuất cho người dân TĐC. Bản Tân Sơn bố trí 16 và bản Cửa Rào 20 hộ gia đình. Các hộ gia đình trong bản được bố trí dọc theo tuyến đường chính và đường nội bản nên không gian toàn bản trở nên thông thoáng hơn so với nơi ở cũ. Sự khác biệt về điều kiện địa hình và cách thức bố trí nên bản TĐC đã có những thay đổi nhất định. Mỗi hộ gia đình được phân chia một diện tích đất ở và đất vườn rộng rãi hơn nhiều so với khi còn ở trong vùng khe Khặng. Điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp và bố trí các công trình phụ trợ trong gia đình. Mỗi bản TĐC đều có một Đội trưởng đội sản xuất đứng đầu để đại diện và phụ trách các công việc chung.

Trước khi TĐC, làng bản của người Đan Lai chỉ thuần nhất một cộng đồng tộc người sống quây quần bên nhau trong các cánh rừng nguyên sinh Pù Mát. Từ khi TĐC sự thuần nhất về cộng đồng tộc người đã bị phá vỡ. Làng bản của người Đan Lai giờ đây được bao quanh bởi người Thái, người Kinh. Sự giao lưu tiếp xúc đã trở nên cởi mở hơn, tạo điều kiện để người Đan Lai có thể học hỏi được nhiều điều tiến bộ hơn trong cuộc sống hàng ngày và hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, do sự mặc cảm, tự ty và thu mình lại trong cuộc sống đã làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giao lưu và hội nhập.

Khi thực hiện TĐC, các hộ gia đình đều có mối quan hệ anh em họ hàng gần gũi nên vẫn duy trì được phần nào những đặc điểm cơ bản về mối quan hệ cộng đồng như nơi ở cũ. Đó là sự chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống hàng ngày. Dù hoàn cảnh kinh tế còn rất nhiều khó khăn, phần lớn các gia đình phải lo từng bữa ăn nhưng họ vẫn sẵn sàng chia sẻ cho nhau từng miếng bí, cái măng hay những nắm rau rừng… để cùng nhau vượt qua những ngày tháng khó khăn trong quá trình TĐC. Tuy nhiên, hiện nay do những tác động của đời sống và môi trường mới nên mối quan hệ cộng đồng cũng có những dạn nứt nhất định. Sự quan tâm giúp đỡ đã trở nên hạn chế hơn. Một vài gia đình có điều kiện kinh tế ổn định hơn đã không còn vô tư giúp đỡ nhau như trước, họ đã có những hình thức khác nhau để bóc lột sức lao động và giá trị thặng dư chính những người thân của mình.

Trong quá trình sống và làm việc tại hai bản TĐC, chúng tôi rất ít gặp đàn ông Đan Lai (trừ hai lần đám cưới). Trong bản chỉ toàn thấy người già, phụ nữ và trẻ em thường ngồi trước cửa nhà nhìn về phía đầu bản để trông ngóng những người con, người chồng và người cha đi kiếm tiền, lương thực mang về cho gia đình. Nếu như còn người đàn ông nào ở trong bản thì họ đều vừa đi rừng về và phần lớn đang cùng nhau ngồi uống rượu hoặc đã say xỉn. Có lẽ đây là một thực trạng đã trở thành quen thuộc trong đời sống của người Đan Lai nơi đây.

Một phần của tài liệu Tái định cư và sự thay đổi đời sống của nhóm Đan Lai (Thổ) ở vườn Quốc gia Pù Mát (Trường hợp người Đan Lai ở hai bản Tân Sơn và Cửa Rào, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)