MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1 Những khái niệm chung

Một phần của tài liệu Tái định cư và sự thay đổi đời sống của nhóm Đan Lai (Thổ) ở vườn Quốc gia Pù Mát (Trường hợp người Đan Lai ở hai bản Tân Sơn và Cửa Rào, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông (Trang 26 - 29)

1.4.1. Những khái niệm chung

Để thống nhất nội dung của một số thuật ngữ sử dụng trong luận văn, chúng tôi xin đưa ra một số khái niệm chính như sau:

* Phát triển bền vững( Sustainable Development ): Là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những

khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai... Nói cách khác, PTBV phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường1

[88, tr.7].

* Di dân (Migration): Là quá trình vận động cơ học của dân số, diễn ra không ngừng trong quá trình phát triển của các dân tộc, các quốc gia trong lịch sử cũng như hiện tại. Theo nghĩa rộng, di dân là sự chuyển dịch bất kỳ của con người trong một không gian, thời gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú tạm thời hay vĩnh viễn. Theo nghĩa hẹp, di dân là sự di chuyển dân cư từ một đơn vị lãnh thổ đến một đơn vị lãnh thổ khác, nhằm thiết lập nơi cư trú mới trong một khoảng thời gian nhất định (có thể là tạm thời hay vĩnh viễn). Ngoài ra, một số quan điểm cho rằng di dân còn phải gắn liền với sự thay đổi các quan hệ xã hội, bao gồm cả các quan hệ cộng đồng, dòng họ, láng giềng... cũng như các quan hệ về kinh tế, văn hoá... [14, tr.13,14].

* Tái định cư (Resettlement): Là quá trình trong đó con người, tự nguyện hay bị tác động, di chuyển từ địa bàn cư trú này sang địa bàn cư trú khác trong khoảng thời gian nhất định, có thể tạm thời hay vĩnh viễn. TĐC là quá trình di chuyển và thay đổi cuộc sống của con người, không chỉ là quá trình di chuyển vật chất mà còn là quá trình cắt bỏ các quan hệ cũ và tạo lập các quan hệ mới. TĐC tác động và làm thay đổi các mối quan hệ giữa mỗi người với môi trường và xã hội xung quanh, các mối quan hệ chính như: Công ăn việc làm; Chỗ ở; Nơi học hành; Điều kiện đi lại và sự tiếp cận các dịch vụ; Quan hệ láng giềng... Đặc biệt quá trình TĐC còn tác động và gây ra những biến đổi trong quan hệ cộng đồng, quan hệ dòng họ, quan hệ tộc người và liên quan đến nhiều vấn đề văn hoá xã hội như giáo dục, y tế, phong tục, tập quán... [14, tr.14].

* TĐC không tự nguyện (Involuntary resettlement): Thực tế cho thấy Việt Nam chưa có khái niệm chính thức về TĐC không tự nguyện. Tuy nhiên, có thể tạm thời sử dụng khái niệm sau đây của ADB: “TĐC bắt buộc là một trong những hậu quả của hoạt động thu hồi đất mà trong đó những người bị ảnh hưởng buộc phải di chuyển đến một nơi ở mới để xây dựng lại cuộc sống, thu nhập và các hoạt động sinh kế khác“ 2

.

* Đối tượng chịu ảnh hưởng: Theo định nghĩa của WB, đối tượng chịu ảnh hưởng của TĐC là những người bị tác động của dự án dưới bất kỳ hình thức nào. Họ là những người sẽ mất một phần tài sản hoặc toàn bộ các tài sản vật chất hoặc phi vật chất của mình, bao gồm nhà cửa, cộng đồng, đất đai, rừng, bãi đánh cá, các di tích văn hoá, các cơ hội việc làm, các hoạt động văn hoá xã hội... do sự thu hồi đất gây ra [14, tr.15].

* Xuất cư: Là việc di chuyển nơi cư trú từ nơi này sang nơi khác trong khuôn khổ một quốc gia để sinh sống tạm thời hay vĩnh viễn, thời gian ngắn hoặc dài. Đây là hiện tượng phổ biến ở nhiều quốc gia do tình trạng mức sống, thu nhập và lao động phân bố không đồng đều. Các địa bàn xuất cư thường là những nơi có mức sống thấp, điều kiện kinh tế - xã hội và văn hoá chậm phát triển [3, tr.38].

* Nhập cư: Là sự di chuyển dân cư, lao động đến một nơi cư trú nhất định có thể đến từ các địa bàn khác trong cùng một vùng hay lãnh thổ của một quốc gia [3, tr.38].

* Khu TĐC: Là một địa bàn thống nhất được quy hoạch xây dựng để bố trí cho hộ TĐC gồm đất sản xuất, đất ở, đất chuyên dùng… Trong khu TĐC có ít nhất một điểm TĐC [56, tr.20].

* Vườn quốc gia (National park): Là một khu vực đất hay biển được bảo tồn bằng các quy định pháp luật của chính quyền sở tại. VQG được bảo vệ

nghiêm ngặt khỏi sự khai thác, can thiệp bởi con người. VQG thường được thành lập ở những khu vực có địa mạo độc đáo có giá trị khoa học hoặc những khu vực có hệ sinh thái phong phú, có nhiều loài động - thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao cần được bảo vệ nghiêm ngặt trước sự khai thác của con người3

.

Một phần của tài liệu Tái định cư và sự thay đổi đời sống của nhóm Đan Lai (Thổ) ở vườn Quốc gia Pù Mát (Trường hợp người Đan Lai ở hai bản Tân Sơn và Cửa Rào, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)