Vị trí địa lý và ranh giới hành chính

Một phần của tài liệu Tái định cư và sự thay đổi đời sống của nhóm Đan Lai (Thổ) ở vườn Quốc gia Pù Mát (Trường hợp người Đan Lai ở hai bản Tân Sơn và Cửa Rào, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông (Trang 46 - 48)

CHƯƠNG 2: NGƯỜI ĐAN LAI VÀ VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT Ở NGHỆ AN

2.2.2. Vị trí địa lý và ranh giới hành chính

VQG Pù Mát nằm trên sườn Đông của dải Trường Sơn, về phía Tây Bắc của tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh khoảng 160km đường bộ, có toạ độ địa lý từ 180

46' 30" đến 19012' 42" vĩ độ Bắc, từ 1040 31' 57" đến 1050 03' 08" kinh độ Đông. Phía Nam có 61km đường biên giới giáp với nước CHDCND Lào, phía Tây giáp các xã: Tam Hợp, Tam Đình, Tam Quang của huyện Tương Dương, phía Bắc giáp các xã: Lạng Khê, Châu Khê, Lục Dạ, Môn Sơn của huyện Con Cuông, phía Đông giáp các xã: Phúc Sơn, Hội Sơn của huyện Anh Sơn. Toàn bộ diện tích vùng đệm của Vườn (86.000ha) phân bố trên địa bàn ba huyện: Anh Sơn 21%, Tương Dương 31% và Con Cuông 48%.

VQG Pù Mát nằm gọn trong dải Trường Sơn Bắc. Địa hình của vườn phức tạp và hiểm trở, bị chia cắt bởi ba hệ suối chính là: khe Thơi, khe Choăng (đoạn cuối nguồn của khe Bu) và khe Khặng. Các hệ suối này bắt nguồn từ biên giới Việt - Lào và đổ về sông Cả (sông Lam).

Địa hình của vườn có độ cao từ 100m đến 1.841m so với mực nước biển, bình quân từ 800m đến 1.500m, trong đó 90% diện tích ở độ cao dưới 1.000m. Khu vực cao nhất nằm về phía Nam, nhìn thấy các đỉnh núi của dãy Trường Sơn thuộc khu vực biên giới Việt - Lào. Càng về phía Tây Nam của VQG các đỉnh núi cao dần, gồm những đỉnh núi cao trên 1.000m. Mặc dù các đỉnh núi khá bằng phẳng nhưng sườn núi dốc hoặc rất dốc (trên 350), các thung lũng dốc kết cấu địa hình lại rất phức tạp cản trở phần nào tác động của con người vào môi trường sống tự nhiên. Có rất ít khu vực bằng phẳng trong VQG, đáy các thung lũng có bốn lưu vực sông chính, nhưng mưa lũ diễn ra không thường xuyên, chỉ có một số vùng đất thấp dọc theo bờ của khe Thơi và khe Khặng trong vùng bảo vệ nghiêm ngặt.

Trong khu vực có hệ thống sông Cả chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Các con khe như khe Thơi, khe Choăng, khe Khặng lại chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc và đổ nước vào sông Cả, trong đó, khe Choăng nằm giữa VQG, khe Thơi nằm phía Bắc VQG và khe Khặng nằm phía Nam VQG là một nhánh của sông Giăng chảy qua địa phận xã Môn Sơn. Nhờ hệ thống sông này tạo nên hệ thực vật ven suối rất đa dạng về thành phần loài, góp phần hạn chế xói mòn trong mùa lũ.

Dưới góc độ giao thông đường thuỷ thì cả ba con khe trên đều có thể dùng bè mảng đi qua một số đoạn nhất định, riêng khe Choăng và khe Khặng có thể dùng thuyền máy chạy ngược dòng ở phía hạ lưu.

hơn 3 tỷ m3. Do lượng nước đó phân bố không đều giữa các mùa và các khu vực nên tình trạng lũ lụt và hạn hán thường xuyên xảy ra.

Một phần của tài liệu Tái định cư và sự thay đổi đời sống của nhóm Đan Lai (Thổ) ở vườn Quốc gia Pù Mát (Trường hợp người Đan Lai ở hai bản Tân Sơn và Cửa Rào, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)