Hiện trạng sử dụng đất

Một phần của tài liệu Tái định cư và sự thay đổi đời sống của nhóm Đan Lai (Thổ) ở vườn Quốc gia Pù Mát (Trường hợp người Đan Lai ở hai bản Tân Sơn và Cửa Rào, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông (Trang 83)

CHƯƠNG 4: SỰ THAY ĐỔI PHƯƠNG THỨC MƯU SINH VÀ ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ XÃ HỘ

4.1.1.1.Hiện trạng sử dụng đất

Trong quá trình thực hiện TĐC, một trong những thay đổi lớn nhất, dễ nhận thấy nhất và có tác động sâu sắc tới đời sống kinh tế người dân TĐC chính là những thay đổi trong việc sử dụng đất.

Trong đó, diện tích trồng lúa nước chiếm một tỉ lệ nhỏ. Khó khăn lại nặng nề hơn khi diện tích đất nông nghiệp được canh tác trong điều kiện thâm canh, đầu tư thấp và đặc biệt là phụ thuộc nhiều vào nguồn nước trời (mưa). Chỉ có khoảng 2/3 số diện tích ruộng nước của bản Cò Phạt chủ động được nước tưới, phần diện tích còn lại sử dụng nước sinh hoạt hoặc chờ nước trời.

Diện tích nương rẫy chiếm số lượng lớn nhất với 130ha (bình quân đạt 0,15ha/khẩu) đứng đầu trong các loại đất sử dụng. Trong điều kiện các loại đất khác không đảm bảo tiến hành sản xuất nông nghiệp thì việc thâm canh nương rẫy và duy trì một diện tích khá lớn nương rẫy là điều tất yếu nhằm đảm bảo nhu cầu lương thực của mỗi hộ gia đình.

Mặt khác, diện tích đất nông nghiệp lại phân bố không đồng đều so với số nhân khẩu của các bản (bản Cò Phạt có mức bình quân thấp nhất), đặc biệt là tập trung vào một số hộ còn các hộ khác có ít hoặc thậm chí là không có. Kết quả đánh giá tham dự (PRA) tại các bản cho thấy có sự tương quan chặt chẽ giữa diện

Sau khi TĐC, 36 hộ dân với 195 nhân khẩu đã được phân chia diện tích đất sử dụng tuỳ theo điều kiện diện tích đất ở từng khu vực TĐC và được phân chia theo số khẩu trong từng gia đình.

Bản Tân Sơn đã giành vùng đất Nà Buốc cho dân TĐC, với diện tích là 10,1ha được sử dụng như sau: Đất thổ cư và đất vườn là 1,6ha; 8,5ha đất màu được chia đều cho số khẩu; Đất ruộng nước hai vụ là 1,6ha và bình quân mỗi hộ có từ 2 - 3ha đất rừng để xây dựng mô hình nông lâm kết hợp.

Ở bản Cửa Rào, diện tích đất sản xuất nông nghiệp được dân sở tại nhượng lại 17ha, đất lâm nghiệp 37ha. Sử dụng như sau: đất thổ cư, đất vườn 3,9ha, đất đã sản xuất là 11,6ha và đất lâm nghiệp 37ha được chia đều cho số khẩu.

Qua đó cho thấy, từ khi TĐC hiện trạng sử dụng đất đã có sự thay đổi rõ rệt. Trước đây, nương rẫy chiếm số lượng lớn nhất trong diện tích đất sản xuất thì nay đã không còn nữa. Từ chỗ đất nương rẫy không còn đã làm thay đổi cơ bản phương thức canh tác. Điều này chắc chắn có những tác động lớn tới cuộc sống của đồng bào. Bao đời nay, trong vùng khe Khặng người dân đã quen với phương thức canh tác nương rẫy, và đây là phương thức đóng vai trò chủ đạo trọng hoạt động sản xuất lương thực để duy trì cuộc sống.

Diện tích đất ruộng nước và đất màu/đất vệ cả hai bản là 23,2ha, tính bình quân là 0,12ha/khẩu. So với trước khi TĐC diện tích đất này đã tăng lên gấp ba lần. Đây là nguồn đất để các gia đình canh tác nông nghiệp, đảm bảo nguồn lương thực phục vụ đời sống. Ngoài ra, năm 2006 mỗi hộ được giao khoảng 2ha đất lâm nghiệp để làm vườn rừng và sản xuất nông - lâm kết hợp.

So với trước khi TĐC, tình trạng sử dụng đất đã có nhiều thay đổi, các gia đình đều có diện tích đất sản xuất như nhau, tuỳ theo số nhân khẩu. Không còn tình trạng đất sản xuất nông nghiệp thuộc về các gia đình khá giả. Hơn nữa, các hộ TĐC được cấp các giấy tờ pháp lý liên quan đến quyền sử dụng đất. Đây là một sự thay đổi rất quan trọng, nó khẳng định việc sở hữu hợp pháp của các gia

đình trước pháp luật. Điều mà từ bao đời nay chưa hề tồn tại trong nhận thức của người dân Đan Lai vùng khe Khặng. Tuy nhiên, đến cuối năm 2006 các hộ gia đình TĐC mới được UBND huyện Con Cuông cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất rừng. Các loại đất khác chưa hề có bất cứ một giấy tờ nào chứng tỏ quyền sở hữu hợp pháp của người dân nơi đây.

Sau 8 năm TĐC số lượng gia đình và nhân khẩu ở hai bản đã tăng lên 49 hộ với 236 nhân khẩu (tháng 6/2010). Như vậy, so với khi mới TĐC đã tăng thêm 13 hộ với 42 nhân khẩu. Đây là quy luật tất yếu trong quá trình phát triển dân số của cộng đồng. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra chính là tình trạng thiếu đất sản xuất và đất ở cho các gia đình. Các gia đình cũ phải chia một phần diện tích đất cho các gia đình mới phát sinh. Như vậy, diện tích đất không được mở rộng thêm mà số lượng gia đình và nhân khẩu lại ngày một tăng thêm. Dẫn đến hiện tượng san xẻ diện tích đất ở và đất canh tác trong các gia đình. Trong khi đó hầu như toàn bộ diện tích đất không bảo đảm chất lượng và điều kiện để canh tác. Đây là vấn đề báo động vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế, xã hội của người dân TĐC. Rồi đây nếu không có các giải pháp đồng bộ, toàn diện và lâu dài trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo từng bước nâng cao đời sống của các cấp chính quyền thì sẽ càng làm cho cuộc sống vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn bao giờ hết đối với những người dân nơi đây.

Một phần của tài liệu Tái định cư và sự thay đổi đời sống của nhóm Đan Lai (Thổ) ở vườn Quốc gia Pù Mát (Trường hợp người Đan Lai ở hai bản Tân Sơn và Cửa Rào, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông (Trang 83)