CHƯƠNG 4: SỰ THAY ĐỔI PHƯƠNG THỨC MƯU SINH VÀ ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ XÃ HỘ
4.1.1.2. Nhân khẩu và lao động
Trước khi TĐC, ba bản vùng khe Khặng có 163 hộ, 894 nhân khẩu với 342 lao động (trong độ tuổi), trung bình mỗi lao động phải nuôi 2,6 nhân khẩu. Hầu hết người trong độ tuổi lao động không biết đọc, biết viết (55%). Số có trình độ tiểu học trở lên chiếm tỷ lệ (11,9%) [93, tr.23]. Với trình độ văn hoá như vậy đã hạn chế khả năng tiếp cận thông tin trong quá trình phát triển kinh tế của các gia đình. Lao động phổ biến làm nghề nông, mặc dù việc khai thác lâm sản chiếm
có nghề nông. Quan điểm chung của người dân không coi khai thác lâm sản là một nghề.
Việc phân công lao động giữa nam và nữ mặc dù có song không rõ rệt, thường thì cả nam và nữ đều cùng làm các công việc liên quan đến sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, nam giới còn khai thác gỗ, đặt bẫy thú, lấy mật ong, đánh cá (bằng chài, lưới), phụ nữ khai thác lâm sản phụ (măng, song, mây), đánh cá (vinh, lắp lệch, háo…), chăm sóc con, nấu ăn, lấy nước, đào củ… Nhìn chung, ít có bất bình đẳng trong phân công lao động giữa nam và nữ. Tuy nhiên, các hoạt động mang lại thu nhập (bằng tiền) cho gia đình thường do đàn ông đảm nhận.
Trong cộng đồng phổ biến hiện tượng sử dụng lao động trẻ em tham gia các công việc phụ giúp gia đình như chăn thả gia súc, đánh bắt cá, hái rau, măng, đào củ…
Tuy sống trong địa bàn có nguồn tài nguyên tương đối dồi dào, song tình trạng không có việc làm vẫn phổ biến trong cộng đồng. Đặc biệt là cùng với việc thắt chặt các biện pháp kiểm soát lâm sản thì tỷ lệ số hộ thiếu việc làm và số ngày công nhàn rỗi càng nhiều.
Khi TĐC, với 194 nhân khẩu có 69 nhân khẩu trong độ tuổi lao động [100, tr.4]. Đến nay với 236 nhâu khẩu có 96 lao động, trung bình mỗi lao động phải nuôi gần 2,5 nhân khẩu. Mặt bằng dân trí không cải thiện được là bao so với trước khi TĐC. Cho đến nay hầu hết học sinh ở hai bản chỉ học đến THCS là bỏ học, vẫn chưa có em nào học lên được THPT.
Hiện nay, phổ biến tình trạng lao động chính rời bỏ quê hương đi tìm kiếm việc làm để cải thiện cuộc sống cho gia đình. Theo số liệu chúng tôi thống kê ở hai bản TĐC đến cuối tháng 6/2010 đã có 32 lao động (chiếm 30%) bỏ quê hương (không tính năm người mới trở về) đến các tỉnh khác (chủ yếu là các tỉnh phía nam). Điển hình nhất là gia đình ông La Văn Hiệu, bản Cửa Rào có năm người con thì bốn người đã đi tìm việc làm ở nơi khác.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên chủ yếu là tại nơi TĐC người dân không tìm ra nguồn sinh kế để có thể đảm bảo cuộc sống. Đặc biệt, trong khoảng thời gian từ tháng 4/2010, Ban quản lý VQG không cho người dân vào khai thác nứa để bán vì có thể gây cháy rừng. Việc cấm khai thác nứa đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của các cư dân sống ven VQG, đặc biệt là người Đan Lai TĐC. Có thể nói, từ khi TĐC việc trở lại rừng khai thác nứa để bán và trao đổi chính là nguồn thu nhập ổn định của hầu hết các gia đình TĐC. Khi bị cắt mất nguồn sinh kế này đã dẫn đến tình trạng người dân không biết làm gì, đành phải rời bỏ quê hương tìm việc làm, kiếm tiền phụ giúp gia đình.
Tình trạng sử dụng lao động trẻ em vẫn rất phổ biến. Theo như quan sát của chúng tôi, từ khoảng 9 - 10 tuổi các em đã tham gia phụ giúp các công việc trong gia đình. Ngoài giờ học các em chăn thả gia súc, kiếm củi, ra khe hoặc vào rừng đánh bắt cá, ốc, hái các loại rau rừng, măng, đào củ… Những hôm nghỉ học các em vào rừng để tìm kiếm thực phẩm cho gia đình từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Công việc được phân công khá cụ thể, các em nam thường kiếm cá hoặc đào củ, trong khi đó các em gái lại mò ốc và thu lượm các loại rau, măng. Có thể nói, lao động trẻ em có vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm nguồn lương thực, thực phẩm bổ xung cho bữa ăn hàng ngày của các hộ gia đình TĐC.