Những bất cập trong phương án tái định cư

Một phần của tài liệu Tái định cư và sự thay đổi đời sống của nhóm Đan Lai (Thổ) ở vườn Quốc gia Pù Mát (Trường hợp người Đan Lai ở hai bản Tân Sơn và Cửa Rào, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông (Trang 78 - 83)

CHƯƠNG 3: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TÁI ĐỊNH CƯ 3.1 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚ

3.4.3. Những bất cập trong phương án tái định cư

1. Trong phương án TĐC ở bản Tân Sơn, diện tích đất canh tác nông nghiệp là 8,5ha được chia đều cho số khẩu. Bình quân mỗi hộ 0,54ha để sản xuất. Số diện tích này cần được cải tạo, đào rãnh thoát nước chống úng vào mùa mưa để sản xuất ổn định. Tuy nhiên, từ đó đến nay vẫn chưa có một biện pháp cụ thể nào để nâng cao chất lượng đất, làm cho diện tích đất bỏ hoang ngày càng nhiều hơn. Dự kiến bình quân mỗi hộ 0,1ha ruộng nước để có thể canh tác vẫn còn là ước mơ xa vời của những người dân nơi đây.

Tình trạng trên cũng diễn ra ở điểm TĐC Cửa Rào. Tuy nhiên, ở đây còn không có đất để đồng bào làm ruộng nước. Vùng đất sản xuất với diện tích 11,6ha ở bản Cửa Rào có độ dốc rất lớn nên không bảo đảm cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là canh tác lúa nước. Nhưng toàn bộ diện tích đất ở đây đã không được cải tạo và cũng không được san ủi mặt bằng để đảm bảo sản xuất.

2. Việc giao đất rừng để trồng các loại cây lâm nghiệp, chăn thả gia súc… cho các hộ gia đình chậm hơn so với kế hoạch do còn có những vướng mắc trong

công tác đền bù và giải toả đối với người dân sở tại. Đến năm 2006, sau bốn năm thực hiện TĐC các hộ gia đình Đan Lai mới nhận được đất rừng và diện tích đất chia cho các hộ gia đình cũng ít hơn so với kế hoạch ban đầu.

3. Những hộ chưa có trâu bò cần được hỗ trợ một con trâu hoặc bò để làm giống và cày kéo theo dự án ban đầu. Nhưng trong quá trình thực hiện do thiếu nguồn kinh phí nên các hộ dân TĐC ban đầu chỉ được dự án hỗ trợ hai gia đình chung một con trâu bò để sản xuất nông nghiệp. Điều này đã làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất nông nghiệp của đồng bào.

4. Mỗi hộ TĐC được xây dựng một giếng nước sạch, sâu từ 10 - 15m, có nền, bể chứa nước, nhà tắm, bơm điện hoặc bơm tay và hệ thống chuồng trại chăn nuôi. Theo như khảo sát của chúng tôi, hiện mỗi gia đình đã có giếng nước, và phần lớn các giếng nước có độ sâu trên 20m nhưng vẫn thường xuyên không có nước sinh hoạt, đặc biệt là vào mùa khô. Các công trình phụ trợ khác như bể chứa nước, nhà tắm, bơm điện hoặc bơm tay và hệ thống chuồng trại chăn nuôi không được chủ đầu tư dự án tiến hành xây dựng và lắp đặt.

5. Trong bản quy hoạch đã nói rõ quá trình xây dựng cần chú ý để nhà ở phải thể hiện phong tục tập quán của người Đan Lai, khi thiết kế mẫu nhà cần có sự tham gia của người dân. Có thể hỗ trợ về mặt kinh phí để họ tự lựa chọn phương án xây nhà mới hay chuyển nhà của họ. Tuy nhiên, kiểu nhà và chất lượng nhà tại khu TĐC cũng là việc rất đáng bàn. Không có bất kỳ quy định nào cho việc buộc nhà đầu tư phải tham vấn người dân về kiểu nhà. Do đơn vị thiết kế không có chuyên gia về dân tộc học và trong khi thiết kế mẫu nhà đã không tham khảo ý kiến của người dân. Các căn nhà mà BQL dự án đã tiến hành xây dựng cho 36 hộ đồng bào TĐC là các dãy nhà cấp bốn ba gian liền kề nhau, không phù hơp với phong tục tập quán của đồng bào miền núi nói chung và người Đan Lai nơi đây. Không lưu ý đến những chi tiết quan trọng khác đó là

hướng nhà và cách bố trí trong căn nhà làm đồng bào trở nên xa lạ ngay trong chính ngôi nhà của mình.

6 Những người dân Đan Lai TĐC không thể canh tác, đánh cá, chăn nuôi gia súc, khai thác lâm thổ sản… như trước đây vẫn làm trong vùng khe Khặng. BQL dự án khuyến khích đồng bào chuyển sang các hoạt động sinh kế mới như chăn nuôi trâu bò hoặc trồng các loại cây công nghiệp để bán ra thị trường. Tuy nhiên, kế hoạch này không thành công và do vậy cuộc sống của họ ngày càng khó khăn hơn trước.

7. Trong đời sống từ bao đời nay của người Đan Lai nơi thượng nguồn khe Khặng, sông Giăng có vai trò vô cùng quan trọng. Nó như một cây cầu nối giữa người Đan Lai với thế giới bên ngoài, là nơi cung cấp những nguồn thực phẩm quan trọng trong đời sống hàng ngày của người dân. Dòng sông là con đường quan trọng nhất để đồng bào giao lưu, trao đổi buôn bán với các dân tộc anh em ở vùng hạ lưu, để bộ đội biên phòng, thầy cô giáo đem ánh sáng văn minh, con chữ và cả gạo giúp đỡ họ trong những lúc khó khăn. Sông Giăng giờ đây là một phần không thể tách rời trong đời sống hàng ngày của người Đan Lai, nó tượng trưng cho văn hóa, lối sống và là quá khứ - hiện tại - tương lai của nhóm người này. Vì thế, khi bảo tồn và phát triển người Đan Lai, các nhà hoạch định nên tính đến

“yếu tố” sông Giăng để có thể bảo toàn các định tính về dân tộc học một cách bền vững. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự án TĐC, những người lập dự án đã không hề quan tâm và tính đến yếu tố rất quan trọng này.

Tóm lại, có rất nhiều chính sách chi phối, tác động đến quá trình thực hiện TĐC. Nhiều chính sách và phương án TĐC không rõ ràng, không phù hợp với thực tiễn và có nhiều bất cập trong quá trình thực hiện. Để có thể đạt được mục tiêu “giúp cho người dân có được cuộc sống tốt hơn” sau khi TĐC, các cấp, các bộ ngành cần có nhiều biện pháp phối hợp đồng bộ trong quá trình lập dự án và tổ chức thực hiện di dân TĐC.

Như vậy, quá trình tổ chức thực hiện TĐC từ năm 2002 cho đồng bào Đan Lai từ vùng thượng nguồn khe Khặng ra hai bản Tân Sơn và Cửa Rào cho đến nay vẫn còn nhiều khó khăn một phần vì điều kiện ngân sách đầu tư từ dự án SFNC hạn chế. Hơn nữa, do người dân chưa bắt nhịp được với sự thay đổi quá lớn, bị sốc trước những thay đổi trong đời sống kinh tế, văn hoá và xã hội. Nhưng có lẽ nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tình trạng này là sự chủ quan, nóng vội trong quá trình khảo sát và lập dự án TĐC, sự quan tâm chưa đúng mức của các cấp chính quyền địa phương trong quá trình hỗ trợ người dân sau khi TĐC. Qua đó, chúng ta có thể thấy mục tiêu bảo tồn và PTBV cộng đồng người Đan Lai của Chính phủ đã không đạt được theo tinh thần của Chương trình nghị sự 21 về PTBV với mục tiêu tổng quát là: Đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hoá, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hoà giữa con người và tự nhiên; phải biết kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hoà được ba mặt là phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường [88, tr.13].

* * * * *

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Các dự án di dân TĐC nhằm phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay diễn ra phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Do đó, những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện di dân TĐC và ổn định đời sống là vấn đề rất quan trọng. Qua kinh nghiệm của các nước trên thế giới, chúng ta có thể vận dụng vào thực tiễn công tác di dân TĐC trong các dự án phát triển hiện nay ở Việt Nam.

Dự án TĐC cho đồng bào Đan Lai vùng thượng nguồn khe Khặng xã Môn Sơn, huyện Con Cuông đã được các cơ quan, ban ngành từ Trung ương (TW) đến địa phương quyết tâm thực hiện nhằm mục tiêu: Nâng cao đời sống, phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn và PTBV cộng đồng người Đan Lai; Bảo tồn tài nguyên VQG Pù Mát; Bảo vệ an ninh biên giới. Đến nay đã tổ chức di dân được hai đợt cho 78 hộ, với 531 nhân khẩu ra ba bản TĐC tại Tân Sơn, Cửa Rào thuộc xã Môn Sơn và Thạch Sơn thuộc xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông. Trước khi thực hiện di dân các cơ quan chức năng đã tiến hành khảo sát và đánh giá về ĐKTN và tình hình kinh tế - xã hội của cộng đồng Đan Lai vùng thượng nguồn khe Khặng cũng như địa bàn TĐC. Trên cơ sở đó xây dựng các kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện TĐC và ổn định đời sống cho đồng bào khi đến nơi ở mới.

Từ đó đến nay, đã qua 8 năm mà đời sống còn gặp vô vàn khó khăn, cuộc sống chưa ổn định, sản xuất phát triển thiếu tính bền vững, 100% số hộ vẫn thuộc diện hộ nghèo và hưởng trợ cấp của Nhà nước. Để dẫn đến tình trạng này, một phần là khi tiến hành khảo sát lập dự án những người có trách nhiệm đã chưa tiến hành chu đáo và có phần chủ quan, nóng vội. Hơn nữa, trong khi tiến hành dự án, BQL đã không thực hiện đúng như trong quy hoạch TĐC… Từ đó, dẫn đến tình trạng đại bộ phận người dân TĐC không sống nổi trên mảnh đất của mình, buộc họ phải quay trở lại nơi ở cũ để khai thác nguồn lợi từ rừng trang trải cuộc sống hàng ngày.

Hiện nay, quá trình TĐC cho người Đan Lai vẫn còn đang trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, quá trình đó đang gặp rất nhiều khó khăn do người dân không muốn thực hiện TĐC. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này là những khó khăn thực tế tại khu TĐC ở hai bản Tân Sơn và Cửa Rào đã tác động trực tiếp đến những người dân đang sống trong vùng lõi VQG Pù Mát.

Một phần của tài liệu Tái định cư và sự thay đổi đời sống của nhóm Đan Lai (Thổ) ở vườn Quốc gia Pù Mát (Trường hợp người Đan Lai ở hai bản Tân Sơn và Cửa Rào, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)