CHƯƠNG 3: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TÁI ĐỊNH CƯ 3.1 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚ
3.1.1. Tổ chức ổn định và phát triển sản xuất, đời sống cho nhân dân di chuyển ra khỏi vùng lòng hồ
di chuyển ra khỏi vùng lòng hồ
WB đòng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm tổ chức di dân TĐC và phát triển sản xuất, đời sống cho người dân bị ảnh hưởng trong các dự án phát triển. Kinh nghiệm tổ chức đền bù, TĐC, ổn định và phát triển sản xuất, đời sống cho người dân bị ảnh hưởng trong các dự án phát triển, trong đó có dự án thuỷ điện đã được nhiều tổ chức và nhiều nhà khoa học đề cập đến.
1. Chủ dự án phải có trách nhiệm trực tiếp trong việc tổ chức ổn định và phát triển sản xuất, đời sống cho người bị ảnh hưởng bởi dự án. Luôn luôn phải coi trọng công tác đền bù và TĐC, ổn định và phát triển sản xuất, đời sống cho người dân bị ảnh hưởng. Như vậy, chủ dự án phải là người chịu trách nhiệm từ đầu đến cuối số phận của người dân di chuyển.
2. Nhà nước cũng phải có trách nhiệm trong việc tổ chức ổn định và phát triển sản xuất, đời sống cho người dân di chuyển. Trách nhiệm của Nhà nước thể hiện trước hết trong việc ban hành các luật lệ, các quy định ràng buộc; Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, xem xét và phê duyệt dự án phát triển; Thanh tra giám sát việc thực hiện dự án. Kinh nghiệm quản lý và khai thác lưu vực sông Tennessee của Mỹ đã cho thấy vai trò to lớn của Chính phủ trong việc tổ chức bộ máy điều hành lưu vực sông và ban bố các đạo luật nhằm sử dụng tiềm năng lợi ích công cộng của toàn bộ sông Tennessee.
3. Phải tạo điều kiện cho người dân bị ảnh hưởng tham gia tích cực vào việc xây dựng và thực hiện kế hoạch ổn định và phát triển sản xuất, đời sống.
4. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa dân bản địa và dân mới đến định cư (ngụ cư). Trường hợp công trình thuỷ điện Tabsalao của Thái Lan chẳng hạn, dân
làng Phet Nam Pheung không chỉ thiếu đồng cảm với dân làng Rabam đến định cư mà còn đe doạ tính mạng của những người dân làng Rabam đến định cư trên đất của họ. Để tránh mọi sự ngăn cách giữa dân gốc và dân ngụ cư, ngăn ngừa mọi tranh chấp có thể nảy sinh, cần có một kế hoạch phát triển đảm bảo quyền lợi cho cả hai đối tượng nói trên.
5. Phải có quan điểm và nhận thức đúng đắn về công tác TĐC. Tuyệt đối không thể xem đây chỉ là vấn đề di dân để giải phóng lòng hồ phụ vụ cho việc tích nước, phát điện.
6. Để đảm bảo ổn định và phát triển sản xuất, đời sống cho người dân chuyển cư ra khỏi vùng hồ thì cốt lõi là phải tạo cho họ điều kiện sản xuất hoặc việc làm cố định hơn là chỉ lo đền bù hoặc trợ cấp xã hội.
7. Tôn trọng tính cộng đồng trong tổ chức TĐC nhằm bảo đảm cho người dân có điều kiện giúp đỡ lẫn nhau, tránh được sự ly tán, sứt mẻ trong đời sống cộng đồng.
8. Quan tâm tới vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình tổ chức ổn định và phát triển sản xuất, đời sống bảo vệ cho môi trường khỏi ảnh hưởng của công trình thuỷ điện và sự tàn phá của con người.
9. Về mặt tổ chức có thể lập thành một bộ phận quản lý chương trình ổn định và phát triển sản xuất, đời sống nằm trong ban quản lý (BQL) công trình thuỷ điện. Cũng có thể giao cho chính quyền địa phương quản lý và thực hiện chương trình này.
Những kinh nghiệm đó không chỉ đề cập cho đối tượng dân TĐC ra khỏi vùng lòng hồ mà có thể vận dụng cho các trường hợp di dân khác.