Chủ trương của nhà nước

Một phần của tài liệu Tái định cư và sự thay đổi đời sống của nhóm Đan Lai (Thổ) ở vườn Quốc gia Pù Mát (Trường hợp người Đan Lai ở hai bản Tân Sơn và Cửa Rào, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông (Trang 58 - 59)

CHƯƠNG 3: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TÁI ĐỊNH CƯ 3.1 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚ

3.2.1. Chủ trương của nhà nước

Chính sách TĐC bao gồm một nhóm các chính sách xã hội liên quan đến việc thu hồi đất, đền bù, hỗ trợ và xây dựng cơ sở hạ tầng các khu TĐC cho những người bị ảnh hưởng khi nhà nước thu hồi đất cho các hoạt động với mục đích an ninh, quốc phòng và lợi ích công cộng khác. Các chính sách này có thể được ban hành bởi nhiều cấp chính quyền, các bộ ngành có liên quan. Tại Việt Nam, chính sách TĐC chủ yếu mới dừng lại ở việc đền bù các thiệt hại của người dân khi Nhà nước thu hồi đất. Bên cạnh đó có thể có thêm một số quy định về hỗ trợ và lập khu TĐC để tạo nơi ở mới cho các hộ phải di chuyển. Các chính sách liên quan đến các chương trình, biện pháp nhằm giúp những người bị ảnh hưởng khôi phục lại cuộc sống và sinh kế hầu như chưa được đề cập trong các dự án. Do vậy, có thể nói chính sách TĐC ở nước ta hiện nay về cơ bản chỉ là chính sách đền bù, hỗ trợ, bởi chính sách này mới chỉ quy định một phần các hoạt động bao hàm trong TĐC mà thôi.

Qua hoạt động thực tiễn, các chính sách về đền bù và hỗ trợ của chính phủ Việt Nam đã từng bước được cải thiện, điều chỉnh. Hiến pháp 1992 và Luật Đất đai 1993 đã đặt cơ sở pháp lý cho việc đền bù và được cụ thể hóa bằng các Nghị định, văn bản hướng dẫn thi hành. Tiếp đó, Luật Đất đai năm 2003 đã đưa ra những quy định cụ thể hơn về đối tượng áp dụng, phạm vi điều chỉnh và các bước để thi hành khi thực hiện việc thu hồi đất. Luật Đất đai năm 2003, Nghị định 197/2004/CP và gần đây hơn là nghị định 84/2007/CP đã làm xích lại gần hơn các chính sách về TĐC của Chính phủ Việt Nam với các điều ước quốc tế trong lĩnh vực này.

Các quy định về đơn giá cho việc đền bù đất đai và các tài sản bị ảnh hưởng đã có nhiều tiến bộ, giá đền bù có xu hướng gần với giá trị thực hơn thông

qua việc ban hành đơn giá đền bù đất vào ngày 1/1 hàng năm tại các tỉnh, địa phương. Mức hỗ trợ đã được chú trọng hơn, thậm chí bổ sung cả những hỗ trợ cho việc lao động phải nghỉ việc do bị ảnh hưởng bởi việc thu hồi đất. Tuy nhiên, cần nhận thấy rằng quy định chính sách bồi thường và đền bù chưa tính đến các thiệt hại gián tiếp và vô hình khác như lợi thế từ vị trí kinh doanh, đánh bắt thuỷ sản, các sản phẩm rừng… vốn là nguồn sinh kế vô cùng quan trọng của người dân nông thôn bị ảnh hưởng bởi quyết định di dời TĐC.

Một phần của tài liệu Tái định cư và sự thay đổi đời sống của nhóm Đan Lai (Thổ) ở vườn Quốc gia Pù Mát (Trường hợp người Đan Lai ở hai bản Tân Sơn và Cửa Rào, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)