Xây dựng mô hình sử dụng đất dốc bền vững, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống cho đồng bào miền núi ở Philippine

Một phần của tài liệu Tái định cư và sự thay đổi đời sống của nhóm Đan Lai (Thổ) ở vườn Quốc gia Pù Mát (Trường hợp người Đan Lai ở hai bản Tân Sơn và Cửa Rào, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông (Trang 55)

CHƯƠNG 3: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TÁI ĐỊNH CƯ 3.1 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚ

3.1.3. Xây dựng mô hình sử dụng đất dốc bền vững, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống cho đồng bào miền núi ở Philippine

nhập, ổn định cuộc sống cho đồng bào miền núi ở Philippine

Từ năm 1970 - 1992, Trung tâm đời sống nông thôn Baptist Mindanao Philippine đã tổng kết thực tế xây dựng và hoàn thiện 4 loại mô hình tổng hợp về kỹ thuật cánh tác nông nghiệp đất dốc bền vững (Slopping Agricultural Land Technology) gọi tắt là SALT.

- Mô hình kỹ thuật canh tác nông nghiệp đất dốc (SALT 1). - Mô hình kỹ thuật nông súc kết hợp đơn giản (SALT 2). - Mô hình kỹ thuật canh tác nông lâm bền vững (SALT 3).

- Mô hình sản xuất nông ngiệp với cây ăn quả kết hợp với quy mô nhỏ (SALT 4).

1. Mô hình SALT 1

Mô hình bố trí trồng những cây ngắn ngày xen kẽ với những cây dài ngày phù hợp với điều kiện đất đai và đảm bảo có thu hoạch đều đặn. Các băng cây trồng chính rộng 4 - 6m, giữa những băng có bố trí những băng hẹp trồng cây cố định đạm để giữ đất, chống xói mòn làm phân xanh hoặc lấy gỗ, củi. Cơ cấu đất đai được bố trí trong mô hình là 75% cây nông nghiệp, 25% cây lâm nghiệp. Trong cây nông nghiệp thì 50% là cây hàng năm và 25% là cây lâu năm. Với mô hình này hàng năm trên 1ha nông dân thu nhập một lượng hàng hoá gấp 1,5 lần trồng sắn thông thường của hộ. Đây là mô hình canh tác trên đất rốc đơn giản, đầu tư thấp, cần ít vốn và một số hiểu biết về cây và kỹ thuật trồng trọt là thực hiện được.

Với môi hình phát triển trồng trọt kết hợp với chăn nuôi, dành một phần đất trồng cỏ cho chăn nuôi để lấy thịt và sữa. Cơ cấu đất đai của mô hình này bố trí 40% cho nông nghiệp, 20% cho lâm nghiệp và 20% cho chăn nuôi.

Hệ thống canh tác vườn - ao - chuồng (VAC) hoặc luân canh rừng rẫy và bãi chăn thả cũng là những mô hình kỹ thuật nông - súc kếp hợp đơn giản được quan tâm phát triển. Mô hình đảm bảo cho hộ gia đình có thu nhập điều đặn quanh năm, tận dụng được tiềm năng đất đai, năng lượng mặt trời, đồng cỏ, thức ăn gia súc, đa dạng hoá sản phẩm và tăng được nguồn phân chuồng, phân xanh hoàn trả lại cho đất.

3. Mô hình SALT 3

Đối với mô hình nông - lâm kết hợp bền vững, kết hợp tổng hợp trồng rừng quy mô nhỏ với sản xuất lương thực, thực phẩm, ở đây nông dân dành phần đất thấp hơn (sườn đồi và chân đồi) để trồng các băng cây lương thực, thực phẩm xem với băng cây cố định đạm, còn phần đất cao hơn phía trên (sườn trên và đỉnh đồi) để trồng hoặc phục hồi rừng. Cơ cấu đất được bố trí 40% dành cho nông nghiệp và 60% dành cho lâm nghiệp. Trong việc bố trí cây lâm nghiệp chọn tập đoàn vừa có các loại cây cho thời gian thu hoạch từ 1 - 5, 6 - 10, 16 - 20 năm. Mô hình này cũng là sự điều hoà, phối hợp và mở rộng có quy hoạch hợp lý. Hai mô hình trên có sự chú trọng đặc biệt tới sự phát triển rừng. Mô hình này có thể thực hiện ở các hộ có quỹ đất rộng từ 5 - 10ha trên nhiều dạng địa hình, hay quy mô lớn hơn cho một cụm liên hộ, một bản, một xã…

Mô hình này đòi hỏi vốn đầu tư cao hơn cả về vật chất cũng như hiểu biết về kỹ thuật và phải có thời gian. Tuy nhiên, nhờ vai trò của rừng trong việc giữ đất, điều tiết nước và cải thiện khí hậu nên có tác dụng ổn định và lâu bền hơn.

4. Mô hình kết hợp sản xuất nông nghiệp với trồng cây ăn quả quy mô nhỏ (SALT 4)

Trong mô hình này các loại cây ăn quả như đu đủ, cam, chanh, chuối, dứa… được đặc biệt chú ý do sản phẩm của nó có thể bán để thu tiền mặt, ngoài ra bố trí các loại cây lâu năm như cà phê, ca cao để duy trì sự ổn định và lâu bền về môi trường sinh thái. Tuỳ theo khả năng thường dành từ 3.000 - 7.000m2

để trồng các loại cây ăn quả, mô hình này cũng đưa lại hiệu quả kinh tế cao.

Ngoài sản phẩm cây lương thực, thực phẩm, các cây cố định để chống xói mòn, cải tạo đất còn có thêm các sản phẩm hàng hoá, hoa quả bán thu tiền mặt để trang trải mọi chi tiêu hàng ngày.

Các mô hình sử dụng đất dốc bền vững ở Philippine đã được nông dân các địa phương chấp nhận ứng dụng và cũng được các nước Đông Nam Á, học tập kinh nghiệm, triển khai thực hiện. Trọng tâm của các mô hình này là sự chú ý đến phần sản xuất nông nghiệp trong bố trí cơ cấu đất đai, cây trồng để cho người dân có sản phẩm đảm bảo đời sống, có thu nhập đều đặn quanh năm và kết hợp xây dựng hệ thống nông nghiệp bền vững lâu dài. Nhờ vận dụng mô hình này, đồng bào miền núi ở nhiều nước đã có cuộc sống ổn định hơn hạn chế du canh, du cư và di cư sang vùng khác.

Trong giai đoạn hiện nay đất nước ta đang có những bước phát triển mạnh mẽ, ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Sự phát triển mạnh mẽ đó đã có những tác động không nhỏ đến cuộc sống các cộng đồng cư dân, nhất là các cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống ở những vùng sâu, vùng xa. Ngoài những yếu tố tích cực thì vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế, nhất là trong các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt là vấn đề tổ chức và ổn định đời sống cho các cộng đồng cư dân bị tác động của các dự án nhằm phát triển kinh tế. Đây thực sự là những vấn đề rất cần được các cấp chính quyền quan tâm giải quyết. Qua các kinh nghiệm tổ chức và phát triển sản xuất, đời sống của dân di cư trên thế giới chúng ta có thể tìm thấy những mô hình hay những cách thức phù hợp

Một phần của tài liệu Tái định cư và sự thay đổi đời sống của nhóm Đan Lai (Thổ) ở vườn Quốc gia Pù Mát (Trường hợp người Đan Lai ở hai bản Tân Sơn và Cửa Rào, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)