Địa bàn và chính sách tái định cư

Một phần của tài liệu Tái định cư và sự thay đổi đời sống của nhóm Đan Lai (Thổ) ở vườn Quốc gia Pù Mát (Trường hợp người Đan Lai ở hai bản Tân Sơn và Cửa Rào, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông (Trang 63 - 65)

CHƯƠNG 3: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TÁI ĐỊNH CƯ 3.1 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚ

3.3.1.2. Địa bàn và chính sách tái định cư

Trong Báo cáo thực hiện TĐC, huyện Con Cuông có đưa ra 5 điểm TĐC (trong đó 4 điểm TĐC tập trung và 1 điểm TĐC xen gép) trên địa bàn huyện.

1. Bản Tân Sơn xã Môn Sơn - Điểm TĐC số 1. 2. Bản Cửa Rào xã Môn Sơn - Điểm TĐC số 2. 3. Bản Làng Yên xã Môn Sơn - Điểm TĐC số 3. 4. Bản khe Mọi xã Lục Dạ - Điểm TĐC số 4.

5. Các điểm xen gép (các xã Môn Sơn, Lục Dạ, Yên Khê, Lạng Khê). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã không có sự tham gia khảo sát và đánh giá của những người dân thuộc diện phải TĐC. UBND huyện Con Cuông

đã tiến hành chọn hai bản Tân Sơn và Cửa Rào trên địa bàn xã Môn Sơn làm địa điểm nhận dân TĐC.

Chính sách khôi phục, đền bù thực hiện trong dự án này được xây dựng trên cơ sở kết hợp, áp dụng các chính sách lên quan đến TĐC hiện có tại Việt Nam và hướng dẫn của WB.

- Chính sách khôi phục đền bù đối với những người bị ảnh hưởng như đền bù đất nông nghiệp, đất thổ cư, đền bù hoa lợi, đền bù nhà ở, công trình vệ sinh, chuồng trại, đền bù thiệt hại mồ mả và trợ cấp di chuyển.

BQL đưa ra các chính sách hỗ trợ các hộ dân TĐC như hỗ trợ để ổn định đời sống, hỗ trợ để ổn định và phát triển sản xuất, hỗ trợ để mua sắm dụng cụ sản xuất, hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp, hỗ trợ phát triển ngành nghề, hỗ trợ mua sắm đồ dùng sinh hoạt và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng.

Ngoài ra, người dân TĐC có quyền và được khuyến khích tham gia vào các công việc thích hợp trong việc xây dựng khu TĐC như làm giao thông, các công trình xây dựng khác. Sự tham gia của người dân TĐC vào các công việc nói trên là mang lại một nguồn thu nhập, nhất là trong giai đoạn đầu.

- Chính sách đối với người dân sở tại: Đền bù đất trưng dụng, đền bù hoa lợi trên đất bị trưng dụng và người sở tại có quyền và được khuyến khích tham gia vào việc xây dựng các công trình liên quan đến TĐC như xây dựng đường giao thông, các công trình kiến trúc khác để tạo thu nhập [93, tr.26-30].

Địa bàn nhận dân TĐC là vùng Môn Sơn - Lục Dạ nói chung và các bản thực hiện TĐC chủ yếu là sản xuất nông nghiệp vì vậy việc bố trí quy hoạch các điểm TĐC cũng dựa vào tiềm năng sản xuất nông - lâm nghiệp.

Do điều kiện về tiềm năng đất đai trên địa bàn có hạn, mặt khác toàn bộ diện tích đất nông nghiệp đã được khai hoang đưa vào sử dụng, việc tìm kiếm một vùng đất tiềm năng để thực hiện TĐC tập trung là không thể có được. Vì vậy, phương án thực hiện TĐC xen ghép vào các bản đang còn một có ít tiềm

năng đất đai với phương châm: “Đồng bào dân tộc tiến bộ hơn sẽ giúp đồng bào dân tộc ít tiến bộ”, nhằm đạt được mục tiêu tổng thể là “đồng bào dân tộc thiểu số Đan Lai ở vùng thượng nguồn khe Khặng sẽ được di chuyển ra ngoài một cách tự nguyện để được hưởng thụ mọi sự phát triển tiến bộ chung của xã hội”

[93, tr.30].

Sau khi thực hiện TĐC các hộ gia đình này là những thành viên như những gia đình sở tại và được hưởng thụ mọi quyền lợi trong thôn bản kể cả việc phân bổ lại đất đai để sản xuất.

Như vậy, dự án TĐC cho người Đan Lai vùng thượng nguồn khe Khặng đã được các cấp, các ban ngành đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên, đây là một vấn đề khá

“nhạy cảm” và phức tạp cho nên vẫn đứng trước nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Tái định cư và sự thay đổi đời sống của nhóm Đan Lai (Thổ) ở vườn Quốc gia Pù Mát (Trường hợp người Đan Lai ở hai bản Tân Sơn và Cửa Rào, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)