Xác định mục tiêu phát triển của cơ quan
và chiến lược phát triển ( hướng nội,
ngoài, nội lực)
Phân tích môi trường tổ chức tồn tại, vận động và
phát triển
Thực trạng hoạt động quản lý NNL của cơ quan
Phân tích đánh giá nhu cầu công việc
Dự báo sự phát triển nguồn nhân lực xã hội và NNL của cơ quan
Phân tích khả năng cung cấp nguồn nhân lực và điều chỉnh Xây dựng và khiến nghị các chính sách (nếu có) Xây dựng chương trình hành động phát triển NNL Triển khai thực hiện các hoạt động cụ thể để tạo lập NNL mới cho cơ
Tuyển thêm người cho tổ chức là một nội dung rất quan trọng nhằm bổ sung
nhu cầu nhân sự cho tổ chức trong từng giai đoạn cụ thể, bảo đảm cho nguồn nhân lực
của tổ chức đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển.
Tuyển thêm người hay bổ sung người cho tổ chức cũng được hiểu như là đưa thêm người mới vào làm việc chính thức cho tổ chức, tức từ khâu đầu tiên cho đến giai đoạn hình thành nguồn nhân lực của tổ chức.
Hình 1.4 : Qui trình chung về tuyển chọn người cho tổ chức
Nguồn: (Bùi Văn Nhơn và các cộng sự, 2006)
Quá trình tuyển chọn trên được chia thành hai giai đoạn: quá trình tuyển mộ và quá trình lựa chọn trong số những người tham gia dự tuyển những người đáp ứng tốt
nhất các yêu cầu đặt ra đối với nhân sự mới. Tuy được chia thành hai giai đoạn, song quá trình tuyển chọn là quá trình kết hợp và gắn liền với nhau và cần tiến hành các hoạt động như thế nào để có được nguồn lực tốt nhất, với chi phí thấp nhất.
Có thể chia quá trình thành ba nhóm hoạt động:
- Xác định yêu cầu đối với việc làm cần tuyển người. Mô tả và cụ thể hóa công
việc.
- Thu hút ứng cử viên cho các vị trí công việc cần tuyển. Cần áp dụng các biện pháp khác nhau để thu hút ứng cử viên.
- Lựa chọn trong số người ứng cử, người có nhiều ưu điểm và lợi thế nhất bằng
nhiều cách thức.
Tuyển chọn là một quá trình gồm bốn giai đoạn: quảng cáo hay thông báo về
chỗ làm cần tuyển chọn người; kiểm tra danh sách những ứng cử viên; lựa chọn sơ bộ;
tuyển chọn. Như vậy, kết thúc quá trình tuyển chọn là những người cụ thể được chọn.
Trong hệ thống văn bản pháp luật nhà nước ta về tuyển dụng, cách hiểu không
khác nhiều so với các cách tiếp cận đã nêu trên, mặc dù không có định nghĩa chính xác
thuật ngữ này. Kế hoạch hóa nguồn nhân lực Thu hút, tạo nguồn Tuyển chọn Tập sự Nhận Không
Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 và Nghị định 95/1998-NĐ-CP ngày 17/11/1998 có sử dụng từ tuyển dụng ( chương 2 của Nghị định ) nhưng đó là một khái
niệm được gắn liền với cả cụm từ tuyển dụng và sử dụng. Nội dung của tuyển dụng và sử dụng bao gồm từ bước đầu tiên để có người mới đến tham dự tuyển, đến khi họ được đưa vào bộ máy ( pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 và Nghị định 95/1998-
NĐ-CP. Tuyển dụng ở đây được dùng để chỉ một quá trình nhằm đưa được một người
mới mà tổ chức hành chính nhà nước cần và người đó được trở thành chính thức trong
danh sách nhân sự của tổ chức. Quá trình đó phải bao gồm cả bốn bước như đã mô tả sơ đồ hình vẽ trên. Gồm các giai đoạn:
- Xác định nhu cầu nhân sự mới cần đưa vào trong tổ chức.
- Thu hút người lao động có những yêu cầu mà tổ chức hành chính nhà nước
cần tham gia tuyển chọn.
- Tuyển chọn người đáp ứng yêu cầu của tổ chức trong số những người tốt nhất.
- Tập sự cho người mới để họ ” hành chính hóa ” bản thân họ.
- Bổ nhiệm chính thức sau tập sự vào danh sách nhân sự tổ chức.
Trên thực tế, do hình thức sử dụng lao động thay đổi sang hình thức hợp đồng ở
nhiều vị trí công việc trong tổ chức bộ máy hành chính nhà nước nói riêng và trong các tổ chức nói chung, nên khái niệm hay cách hiểu về nội dung tuyển dụng cũng thay đổi.
Hợp đồng là một hình thức cam kết giữa hai bên nhằm thực hiện những công việc cụ thể với những điều kiện cụ thể được thỏa thuận giữa bên A ( bên chủ động hay bên thuê lao động ). Nếu hai bên nhận thấy các điều khoản quy định điều được đáp ứng, có thể các công việc tiếp theo được thực hiện và người lao động được thuê vào làm việc.
Tuyển thêm người theo hình thức hợp đồng, tùy theo thời gian hợp đồng dài hay ngắn, tùy theo chất lượng làm việc của người đang được ký kết hợp đồng, mà có thể áp dụng hình thức tuyển dụng hay vẫn là hợp đồng, hoặc kết thúc hợp đồng.