Đề cập về phát triển nguồn nhân lực trong kinh tế thị trường, không thể không đề cập đến thị trường sức lao động. Đây là một trong những đặc điểm làm thay đổi về
chất và lượng việc phát triển nguồn nhân lực gắn với trạng thái chuyển đổi nền kinh tế
từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
hội nhập kinh tế quốc tế là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO.
Nâng cao tính linh hoạt của thị trường sức lao động, tức là tránh những quy định sơ cứng mà cần phải để cho giá cả sức lao động, số lượng, chất lượng sức lao động, cơ cấu lao động tự thích ứng với những thay đổi của thị trường, nâng cao tính linh hoạt của tổ chức sản xuất, chế độ làm việc, phương thức hợp đồng thuê mướn
nhân công, trình tự và nội dung thương lượng thỏa thuận giữa giới chủ và giới thợ. Như chúng ta đều biết thị trường sức lao động ra đời gắn liền với sự ra đời và vận động của một loại hàng hóa đặc biệt hàng hóa sức lao động. Các yếu tố cơ bản
trên thị trường sức lao động trước hết và quan trọng hơn hết là hàng hóa sức lao động,
Nguồn cung và cầu về sức lao động thực chất là cung và cầu về nguồn nhân lực được hình thành từ các yếu tố khác nhau. Nguồn cung về nhân lực được hình thành từ các cơ sở đào tạo như các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề và các cơ sở đào tạo khác.
Nguồn cung còn được thể hiện từ những người đang tìm việc làm, từ các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc nguồn cung còn được thể hiện từ nguồn lao động nhập khẩu. Một
nguồn cung khác được bổ sung thường xuyên từ những người đến độ tuổi lao động.
Nguồn cầu về lao động được hình thành từ các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức
hoặc từ nhu cầu lao động nhập khẩu của nước ngoài. Sự tác động qua lại của cung cầu
hình thành nên giá cả sức lao động, khoản thù lao mà người lao động nhận được phản
ánh trạng thái cân bằng trên thị trường sức lao động.
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X chỉ rõ: “ Phát triển thị trường sức lao động trong mọi khu vực kinh tế, tạo sự gắn kết cung - cầu lao động, phát huy tính
tích cực của người lao động trong học nghề, tự tạo và tìm việc làm. Có chính sách ưu đãi các doanh nghiệp thu hút nhiều lao động, nhất là ở khu vực nông thôn. Đẩy mạnh
xuất khẩu lao động, đặc biệt là xuất khẩu lao động đã qua đào tạo nghề, lao động nông
nghiệp. Hoàn thiện cơ chế, chính sách tuyển chọn và sử dụng lao động trong khu vực
kinh tế nhà nước và bộ máy công quyền”.
Hệ thống các chính sách xã hội cũng là một trong những nhân tố liên quan đến
nguồn nhân lực, đến thị trường sức lao động. Hệ thống các chính sách xã hội nhằm
vào mục tiêu vì con người, phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nguồn nhân lực trong
quá trình phát triển kinh tế xã hội.