Đạo Chích: một nhân vật trong sách Trang Tử, là một tên trộm khét tiếng.

Một phần của tài liệu Tư tưởng giáo dục truyền thống qua tác phẩm Nam Sơn Tùng Thoại của Nguyễn Đức Đạt (Trang 130)

C. TÀI LIỆU TIẾNG ANH.

7Đạo Chích: một nhân vật trong sách Trang Tử, là một tên trộm khét tiếng.

8

Bá Di: người cuối đời Thương, con vua nước Cô Trúc, không chịu làm vua, lánh vào núi Thú Dương ở, sống đạm bạc.

132

20. Có người hỏi: “Kinh truyện đại toàn có phải muốn tham bác cho được rộng không, sao phức tạp làm vậy?”. Tiên sinh đáp: “Phức tạp thật đấy, chỉ có chính văn là không phức tạp; ngòi tuy nhỏ mà thông ra sông, lời tuy gọn1

mà thông được lí. Thế nên chọn (chính văn) thì được “tinh” (không tạp mà chắt lọc), không chọn (chính văn) thì được “toàn” (đầy đủ nhưng phức tạp). “Toàn” là bởi vì bản thân (chính văn) là “tinh” vậy.”

21. Có người hỏi về đại nghĩa Kinh Xuân thu. Tiên sinh đáp: “Là

đạo “trung”, nghĩa là vạch mực cho đường cong, đường thẳng, cân nhắc điều khinh, điều trọng đều hướng tới chữ “trung”.”. Xin hỏi (đại nghĩa) các kinh khác. Tiên sinh đáp: “Hào hai, hào năm trong kinh Dịch2

, Hoàng

Hoàng cực trong Kinh Thư, chính Nhã trong Kinh Thi, Trung Dung trong Kinh Lễ đều là một cả.”

22. (Q1, 21a) Có người hỏi: “Đức Khổng Tử làm ra Hệ từ trong Kinh

Dịch để nói cho hết ý, vậy nói có hết được không?”. Tiên sinh đáp: “Im

lặng mà tự khắc thành, không nói mà tự khắc tin, còn được chính là ở đức hạnh.”. Lại hỏi: “Thế thì không nói được hết ý sao?”. Tiên sinh đáp: “Chỉ biết chăm chỉ cả ngày không nghỉ mà thôi. Đến thánh nhân cũng không hết được huống hồ chẳng phải là thánh3.”

23. Có người hỏi: “Trong Kinh Thi, Quốc phong mở đầu là bài

Quan thư, Nhã thì mở đầu là bài Lộc minh là nghĩa làm sao?”. Tiên sinh

1

Nhỏ, gọn: ở đây tác giả chỉ dùng một chữ khúcƯ± , còn có hàm ý khúc triết.

2

Nhị ngũ: hào thứ hai và hào thứ năm trong Kinh Dịch, chỉ quan hệ vua tôi (Trình Di và Chu Hy cho rằng hào hai ứng với ngôi tư mục, hào năm ứng với ngôi vua).

3

133

đáp: “Là nhân và nghĩa.”. Hỏi: “Sao lại nói là nhân nghĩa?”. Tiên sinh đáp: “Quan thư là con mái lấy nghĩa gọi con trống, cho nên là loài chim

mà mở đầu Quốc phong; Lộc minh (là con hươu) lấy nhân cầu hợp quần,

cho nên là loài thú mà khởi đầu Nhã.”

24. Có người hỏi: “Kinh Dịch khó lắm phải không?”. Tiên sinh đáp: ““Trinh” 1

tốt, không “trinh” xấu, không gì dễ bằng Dịch.”. Lại hỏi: “thế

thì nghĩa Kinh Dịch nông cạn lắm sao?”. Tiên sinh đáp: “Sách không nói hết được, nói không hết ý được (Q1, 21b), không gì thâm thuý bằng Dịch.”

25. Có người nói: “Kinh Dịch như cái vực sâu, một nguồn mà mười dòng, ngược xuôi tranh biện rất phức tạp, làm sao xét đoán cho công bằng?”. Tiên sinh đáp: “Theo lời ông Khổng, ông Chu mà xét đoán.”. Lại hỏi: “Ông Khổng đã không còn, chất vấn thế nào được? Ông Chu đã mất, hỏi làm sao được?”. Tiên sinh đáp: “Thập dực2

còn thì Khổng Tử hãy còn,

Bản nghĩa3

còn thì Chu Tử hãy còn, cứ theo đó mà chất vấn.”

26. Có người hỏi: “Nho gia nói: “Kinh để thực hành ở đời”, vậy có thực hành được không?”. Tiên sinh đáp: “Sổ sách của làng xóm, giấy tờ của nha môn cũng coi là thực hành, nhưng không thực hành ở làng khác, hạt khác được. Lấy ức đoán làm hiểu, lấy xuyên tạc làm biện bạch thì thực hành sao được.”. Lại hỏi: “Sao sách của ông Chu, ông Trình nhà nào cũng

Một phần của tài liệu Tư tưởng giáo dục truyền thống qua tác phẩm Nam Sơn Tùng Thoại của Nguyễn Đức Đạt (Trang 130)