Tạo Phụ: người dạy ngựa rất giỏi đời Chu Mục Công.

Một phần của tài liệu Tư tưởng giáo dục truyền thống qua tác phẩm Nam Sơn Tùng Thoại của Nguyễn Đức Đạt (Trang 122)

C. TÀI LIỆU TIẾNG ANH.

3Tạo Phụ: người dạy ngựa rất giỏi đời Chu Mục Công.

4

Lỗ Ban: người thợ mộc rất giỏi đời Xuân Thu.

5

124

28. Có người nói: “Tạo các hình tượng, hoà các âm điệu là ở khí cụ.” Khí cụ cũng có Đạo vậy. Thước đo tròn (Q1, 16a), đo vuông, cái móc, sợi dây nảy mực là để làm cho khéo, nhưng không phải tự nó làm khéo được; phím đàn, lỗ sáo là công cụ để điều hoà âm nhạc, nhưng không phải tự nó điều hoà được. Người cầm rìu thì để tâm vào những chỗ trống rỗng1

, người chế khúc nhạc thì để ý vào chỗ thần điệu, đó là diệu pháp không thể truyền được. Cho nên sự trầm tĩnh là người chủ tạo ra cái hình thể, nó không ở trong thước đo, dây nảy mực mà thước đo, dây mực vẫn không xa lìa nó được, sự tĩnh mịch là người chủ làm ra các tiếng, nó không ở trong dây đàn, lỗ sáo mà dây đàn, lỗ sáo không ngoài nó được.

29. Có người hỏi: “Bốn phương đều là cửa sổ của Đạo, vậy theo đâu mà nhòm được Đạo”. Tiên sinh đáp: “Theo hướng mình nhòm.”. Lại hỏi: “Thế thì Đạo có phương hướng không (nguyên chú: phương hướng, ý nói phương hướng nhất định)”. Đáp: “Đạo không có phương hướng nhất định, tự người nhòm định lấy phương hướng. Cho nên ngoảnh lưng về hướng Nam trông sang hướng Bắc thì không thấy hướng Nam, ngoảnh lưng về hướng Đông trông sang hướng Tây thì không thấy hướng Đông (Q1, 16b). Chỉ có không hướng về một hướng nào thì thông suốt được khắp cả.”

30. Có người hỏi: “Vào Đạo thì lấy tri thức hay lấy thực tiễn hơn?”. Tiên sinh đáp: “Ruộng lúa cấy lúa tẻ hay cấy lúa nếp thì sự thu hoạch cũng như nhau. Đi săn ngoài đồng, dùng cung hay dùng lưới vật săn được cũng như nhau.”

31. Có người hỏi: “Người ngu độn với người thông minh cầu Đạo thì ai hơn?”. Tiên sinh đáp: “Làm nghề nghiệp phải siêng năng thì mới tinh không cứ gì thông minh hay ngu độn. Tên bắn nhanh không đi được

1

125 hai dặm, người đi bộ chậm nhưng 100 xá 1

không nghỉ thì ngàn dặm cũng có thể đến được.”

32. Tiên sinh nói: “Cái lờ mờ có thể sáng dần ra, cái chói lọi có thể tắt hẳn đi. Đi thong thả thì được lâu, đi nhanh thì vấp ngã. Bậc chí (Q1, 17a)

nhân2 đi chỗ khô ráo (nguyên chú: đi chỗ khô thì không có dấu vết, đi chỗ bùn lầy thì có dấu vết), người thường đi chỗ bùn lầy; bậc chí nhân vin cành tươi, người thường vin cành khô. (nguyên chú: vin cành tươi thì chắc, vin cành khô thì ngã)”

THIÊN THỨ BA: THƯ TỊCH

1. Có người hỏi: “Sách vở như biển, người đi thuyền ở biển lường sao hết được?”. Tiên sinh đáp: “Tìm ngọc châu mà được ngọc châu thì biển rộng thu cả vào con mắt, còn khe ngòi thì nông gần lấy đâu ra ngọc châu mà dong thuyền tìm”.

2. Có người hỏi: “Làm sách thế nào?”. Tiên sinh đáp: “Trong bụng đã có sẵn cây trúc thì vẽ được trúc, Trong bụng đã sẵn có sách thì làm được sách”. Hỏi: “Sách làm thế nào mà lưu hành mà truyền cho đời sau được?”. Tiên sinh đáp: “Có đức không có ngôi mà làm sách thì tuy truyền lại nhưng không lưu hành ngay trên đời được, có ngôi không có đức mà làm sách, tuy lưu hành ngay trên đời nhưng không truyền được. Không có cả ngôi lẫn đức thì người làm sách đáng phạt tội chết mà sách (Q1, 17b)

thì đáng đốt. Duy những sách bổ ích cho việc bình trị của thánh quân và phụ dực ý nghĩa của kinh truyện mới lưu hành và truyền lại được.”

1 Xá: bằng 30 dặm.

Một phần của tài liệu Tư tưởng giáo dục truyền thống qua tác phẩm Nam Sơn Tùng Thoại của Nguyễn Đức Đạt (Trang 122)