3 1 Những phương pháp giáo dục biểu hiện qua nội dung của tác phẩm “Nam Sơn tùng thoại”.

Một phần của tài liệu Tư tưởng giáo dục truyền thống qua tác phẩm Nam Sơn Tùng Thoại của Nguyễn Đức Đạt (Trang 63)

tìm hiểu những phương pháp giáo dục mà nhà Hán học Nguyễn Đức Đạt đã sử dụng trong cuộc đời dạy học của mình để dạy cho học trò.

2. 3. 1. Những phương pháp giáo dục biểu hiện qua nội dung của tác phẩm “Nam Sơn tùng thoại”. của tác phẩm “Nam Sơn tùng thoại”.

Qua nội dung tác phẩm, điều nổi rõ nhất là ông cố gắng thuyết phục người học chuyên cần, lấy chuyên và cần làm chìa khoá của thành công.

Về chuyên, ông nói: “Áo hồ cừu1

mà nhiều mảnh không bằng áo dương cừu2

thuần một màu; gạo trắng tinh mà sống không bằng sôi hẩm mà chín. Cho nên làm nghĩa không gì quý hơn chuyên nhất.” (Thuật nghiệp); hay: “Trong đoạn tre có lửa, nếu không dùi thì không nẩy lửa, không dùi cho đến khi nẩy lửa, thà rằng đừng dùi, trong đất có nước, không đào thì không có mạch, đào mà không đến mạch thà rằng đừng

1 Áo cừu bằng lông cáo.

2

64

đào. Lối học của người quân tử là: không làm thì thôi, đã làm tất phải cho thành công!” (Học vấn)

Về cần, khi có người hỏi: “Xem sách cho khỏi mê1, học cho khỏi ngu thì nhọc nhằn và phức tạp, khó khăn lắm, có nên làm thế không?”. Tiên sinh đáp: “Không gì nhọc nhằn hơn đi cày, mà nhà nông không chịu bỏ, không gì phức tạp, khó khăn hơn dệt cửi, gái dệt không chịu nghỉ. Tại sao vậy?. Là tại vì cày mới có cái ăn, dệt mới có cái mặc. Cái nhọc nhằn, cái phức tạp, khó khăn chính là cái để cho mình được yên thân. Đến như nghề học, không lo thì sao tinh, không cố thì sao thành!. Bởi thế người khôn phải chịu mỏi mệt trước để sau được lợi, cũng như người cầy ruộng, người dệt cửi vậy”. (Học vấn); khi có người hỏi: “Học khổ công quá thì tinh thần mỏi mệt; học qua loa có nên không?”. Ông đáp: "Người mà không học sẽ làm trâu ngựa ư? Học mà không tinh sẽ làm con mọt sách ư?". (Học vấn)

Nếu chuyên và cần nhất định sẽ thành công. Có người hỏi: “Tư chất không thông minh học thế nào được?”. Ông đáp: “Đọc cho nhiều, nghĩ cho kỹ, mỗi ngày sẽ thông minh mãi ra”. Lại hỏi rằng: “Đọc mà không nhớ thì làm thế nào?”. Đáp: “Đọc cho kỹ tự khắc nhớ. (Nguyên chú: Trong sách Nguyên sử, lời Hàn Trạch có nói:) “Đọc sách không đọc được ngàn lần thì cũng là vô ích””. Lại hỏi: “Nghĩ mà không thông thì làm thế nào?”. Đáp: “Nghĩ cho thật kỹ tự nhiên khắc thông. Sách (nguyên chú: Sách Quản Tử) có nói rằng: “Đã nghĩ rồi lại nghĩ, quỷ thần sẽ cũng thông được” ”. Lại hỏi: “Thông mà không được đắc dụng2

thì làm thế nào?”

1

Nguyên văn: ºẻ thuỵ là ngủ.

2

65

Đáp: “Cứ bồi dưỡng lấy gốc mà đợi có quả”. Lại hỏi: “Như thế thì đổi nghề có nên không?”. Đáp: “Thông hay tắc là cảnh ngộ, được hay mất là thời vận, cũng như người làm dù để che mưa khi làm được dù gặp phải năm nắng bèn đổi nghề làm gầu tát nước, biết đâu khi làm được gầu thì trời lại mưa to. Lại như làm nông cấy lúa “đạo”1

bị lụt luôn ba vụ mà không đổi cấy lúa “thử”2, ai cũng cho là ngu, biết đâu đại hạn luôn ba năm, lúa “đạo” lại bội thu3! Ôi! Làm nghề phải chọn, chọn đã được phải kiên tâm cho thành, bao giờ nghiên sắt mà thủng mới đổi.” (Học vấn)

Chính phương pháp học tập chuyên cần đã đưa đến hệ quả là “dục tốc bất đạt”, từ từ từng bước sẽ đến đích, ông gọi đó là cái lối “dần dần” (phương pháp này không chỉ giới hạn vận dụng cho học tập): “Cái lối “dần dần” thật là tinh diệu! Tiến dần dần cho bằng trời thì bằng trời, tiến dần dần cho bằng người thì bằng người. Giọt nước rơi làm thủng được tảng đá, sợi dây cưa làm đứt được cây gỗ (nguyên chú: truyện Mai Thặng đời Tiền Hán có câu “Giọt nước ở núi Thái Sơn làm thủng tảng đá, sợi dây mỏng manh cưa đứt cây gỗ”). Ôi! giọt nước có rắn hơn đá đâu, sợi dây có dai hơn cây gỗ đâu? Chỉ là vì “dần dần” mà được thế”. Có người hỏi: “ Dần dần cho bằng trời là thế nào?”. Ông đáp: “Ngọn núi cao ngất tới trời không phải chất một hòn đá mà đến được, đường xa thăm thẳm không phải một bước mà tới được. (Q1, 12b)

Cho nên học không nên bỏ dở cũng không nên vội. Ông Mạnh tử có nói rằng: “Người quân tử có chí với đạo. Không làm cho

Một phần của tài liệu Tư tưởng giáo dục truyền thống qua tác phẩm Nam Sơn Tùng Thoại của Nguyễn Đức Đạt (Trang 63)