Đoạn này dùng lối viết cổ văn, chính Nguyễn Đức Đạt lại phải chú văn mình ra bạch thoại.

Một phần của tài liệu Tư tưởng giáo dục truyền thống qua tác phẩm Nam Sơn Tùng Thoại của Nguyễn Đức Đạt (Trang 59)

60

nghệ khác" (Học vấn). Ông nói: “Kinh như là đường đi, đọc kinh như người đi đường. Đường không nơi nào là không thông được, nơi hẻo lánh, chỗ xa xôi đi dần dần rồi cũng tới. Kinh không gì là không quán xuyến, cửu lưu1

bách thị2 mới diễn giải mở rộng ra.” (Thư tịch). Nguyên do của sự coi trọng ấy là bởi: “Tóm hết sự biến đổi trong thiên hạ, thông suốt tình hình trong thiên hạ, không sách nào rõ bằng Kinh Dịch; nêu lên chế độ cho thiên hạ, vun đắp cội gốc cho thiên hạ không sách nào rõ bằng

Kinh Thư; thu thập trí tuệ của thiên hạ, giúp đỡ việc trị an cho thiên hạ

không sách nào rõ bằng Kinh Thi; chấn chỉnh quyền bính trong thiên hạ, làm rõ kỉ cương cho thiên hạ không sách nào rõ bằng Kinh Xuân thu;

lường liệu những điển chế trong thiên hạ, tôn cao vị thế ngôi vua trong thiên hạ không sách nào rõ bằng Kinh Lễ.” (Thư tịch). Ông còn khẳng

định: “Công dụng của Thánh nhân khuôn vào Kinh Dịch, pháp chế của

Thánh nhân khuôn vào Kinh Thư, phong hóa của Thánh nhân khuôn vào

Kinh Thi, điển chế của Thánh nhân khuôn vào Kinh Lễ, quyền của Thánh

nhân khuôn vào Kinh Xuân thu. Cho nên Thánh nhân là khuôn đúc kinh, có thể đúc được kinh thì rèn đúc được mình, rèn đúc được mình thì rèn đúc được người.” (Thư tịch)

Bên cạnh Ngũ kinh là Tứ thư. Ông coi trọng và đánh giá Tứ thư rất cao. “Luận ngữ là Ngu thư; Mạnh Tử là Chu Thư; Trung dung, Đại học

là Thương Thư. Ngu thư thì “hồn” (bao hàm mà không lộ ra), Chu thư thì “hùng” (mạnh mẽ), Thương thư thì “dương dương” (mênh mang như bể).” (Thư tịch).

1 Cửu lưu: chín phái, bao gồm Nho gia, Đạo gia, Âm dương gia, Pháp gia, Danh gia, Mặc gia, Tung hoành gia, Tạp gia và Nông gia Danh gia, Mặc gia, Tung hoành gia, Tạp gia và Nông gia

2

61

Cùng với Ngũ kinh, Tứ thư là các truyện1. Ông cũng đánh giá cao các truyện, coi nó như công cụ giúp người đọc tham bác được rộng, dẫu rằng quan điểm của các nhà làm truyện có lúc không thống nhất. Có người hỏi: “Kinh truyện đại toàn có phải muốn tham bác cho được rộng không, sao phức tạp làm vậy?”. Ông đáp: “Phức tạp thật đấy, chỉ có chính văn là không phức tạp; ngòi tuy nhỏ mà thông ra sông, lời tuy gọn2

mà thông được lí. Thế nên chọn (chính văn) thì được “tinh” (không tạp mà chắt lọc), không chọn (chính văn) thì được “toàn” (đầy đủ nhưng phức tạp). “Toàn” là bởi vì bản thân (chính văn) là “tinh” vậy.” (Thư tịch).

Đương nhiên, các sách sử cũng có trong số các loại cách mà ông quan tâm. Các pho Bắc sử là mảng kiến thức không thể thiếu trong nội dung học tập của Nho gia. Ông giới thiệu cho học trò: “Về sử, có sử là trước tác của triều đình, có trước tác là của thiên hạ, có sử là trước tác của một nước hay một nhà. Sử của triều đình như Kinh Thư, của thiên hạ như Kinh Xuân Thu, của một nước như Sử Thặng3, Đào Ngột4, của một nhà như Nam Đổng5, Tả thị” (Thư tịch).

Sách của các nhà khác cũng rất được ông quan tâm. Thiên Bách gia là nơi ông thể hiện tập trung những ý kiến của mình về các nhà không

Một phần của tài liệu Tư tưởng giáo dục truyền thống qua tác phẩm Nam Sơn Tùng Thoại của Nguyễn Đức Đạt (Trang 59)