0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Giáo dục người quân tử ứng xử trong các mối quan hệ xã hội, xử lí tốt các mối quan hệ đó, hoàn thành bổn phận của mình:

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG QUA TÁC PHẨM NAM SƠN TÙNG THOẠI CỦA NGUYỄN ĐỨC ĐẠT (Trang 54 -54 )

hội, xử lí tốt các mối quan hệ đó, hoàn thành bổn phận của mình:

Mác nói: “Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội”. Người quân tử là mẫu người văn hóa của xã hội phong kiến cùng các mối quan hệ xã hội, những bổn phận, trách nhiệm tương ứng. Nguyễn Đức Đạt rất chú trọng các mối quan hệ này, yêu cầu người học phải ý thức rõ các mối quan hệ đó, hành xử đúng mức trong phạm vi trách nhiệm của từng mối quan hệ. Sự quan tâm của ông còn thể hiện rất rõ nét ở chỗ ông dành tới 7/32 thiên để bàn trực tiếp về vấn đề này.

Thiên Sư hữu bàn về mối quan hệ thầy trò và mối quan hệ bạn bè. Trong quan hệ thầy trò, người học trò phải đóng vai trò chủ động, được tốt hay bị xấu chính là ở bản thân. Có người hỏi: “Thầy là khuôn mẫu, có khuôn mẫu thì đồ có xấu xí không?”. Ông đáp: “Đồ vật vẫn có chất của nó, khuôn mẫu chỉ nhân đó mà chế ra đồ. Cát không thể nặn được, sắt gỉ không thể đúc được, gỗ mục, đá rắn không thể khắc được; cho nên có

55

khuôn mà chẳng theo khuôn, có mẫu mà không theo mẫu thì không phải lỗi ở khuôn mẫu”. Trong quan hệ bạn bè, ông căn dặn học trò chọn bạn mà chơi: “Trong thiên hạ, người hiền như ngọc, người không hiền như đá. Ngọc chỉ có được một hòn mà đá có đến hàng trăm, hàng nghìn. Chọn bạn mà kết giao thế nào cũng có ích, không chọn thì thế nào cũng có hại”. Cả hai mối quan hệ thầy trò và bạn bè đều rất quan trọng. Có người hỏi: “Người quân tử có thầy mà không có bạn có được không?”. Ông đáp: “Không có bạn thì ai kèm cặp?”. Lại hỏi: “Có bạn mà không có thầy được không?”. Ông đáp: “Không có thầy thì ai dạy bảo cho? Ví như trèo núi, người có trí khôn thì đưa đường, người có sức khoẻ thì dìu dắt, trèo không thể không tới được đỉnh. Vậy thầy là người có trí khôn, mà bạn là người có sức khoẻ.”

Các thiên Sĩ tiến, Nhậm sử, Thần liêu bàn về con người ở địa vị làm quan. Người làm quan phải xử lí được các mối quan hệ giữa bản thân và công việc, bản thân và nhà vua, bản thân và dân chúng, và giữa bản thân với chính bản thân họ. Giống như các nhà Nho xưa vẫn quan niệm người làm quan phải “tiên thiên hạ nhi ưu chi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc”, khi có người hỏi: “Làm quan vui hay lo?”, Nguyễn Đức Đạt đã trả lời: “Trước vui, sau lo. Vui mà không lo người quân tử không làm; lo mà không vui người quân tử không quý. Phải lo trước vua, vui sau vua.” (Sĩ tiến).

Thiên Quân đạo, Nhậm sử bàn về đạo làm vua. Vua ở vào địa vị của mình cần có những phẩm chất xứng đáng; cũng cần xử lí tốt các mối quan hệ với nhân dân, với bề tôi, và với những quyết sách cho quốc gia. Chẳng hạn, ông nói: “Làm vua nên sợ người mình yêu mà yêu người mình sợ, việc dễ cho là khó, việc khó cho là dễ.” (Quân đạo). Khi có

56

người hỏi: “Vua cử người hiền dùng cách gì?”. Ông đáp: “Hoặc là “nhân”, hoặc là “độc”.”. Lại hỏi: “Xin hỏi thế nào là “nhân”, là “độc”?”. Ông đáp: “Tề Hầu nhân Bão Thúc mà biết được Kính Trọng, thế là “nhân”; Chu Vương đi săn Vị Tân mà biết Tử Nha, thế là “độc”. “Nhân” thì phải có người đáng nhân, nếu không sẽ bị nhầm với người tục; “độc” thì phải có chủ kiến riêng, nếu không sẽ bị lừa vì kẻ giả dối.” (Nhậm sử). Thiên Tự luân chủ yếu bàn về các mối quan hệ trong gia đình như quan hệ họ hàng, con cái với cha mẹ, anh em với nhau; đồng thời cũng chỉ ra những chuẩn mực đạo đức trong cuộc sống gia đình, trong ứng xử gia đình, họ tộc. Ông nói: “Người thân thì chớ sơ, người sơ thì chớ bỏ; người yêu thì chớ khinh, người cùng khốn thì chớ ghét; phải lễ phép với người già cả, học hỏi người có đức hiền.”; “Trong họ có người giàu sang là phúc ấm của cả họ; ta được no ấm mà không thương đến trong họ có người đói rét, thế thì tuy gọi là phúc ấm nhưng không phải thâm ý của tổ tông để lại phúc ấm cho ta. Trong họ có người hiền tài là cốt cán của cả họ; ta được thông thái mà ngồi nhìn cả họ ngu tối, thế thì tuy gọi là cốt cán nhưng không phải thâm ý của tổ tông uỷ thác việc cốt cán cho ta”; “Đạo ở trong mà đi tìm ở ngoài, phúc ở gần mà đi cầu ở xa; lòng kính không để thờ cha mẹ, tổ tiên mà đi thờ miếu cổ đền hoang; có của không đem giúp anh em họ hàng, lại đem đúc chuông, làm chùa, đó là đại mê tín. Trên trời không có thần Phật nào bất hiếu, bất đễ, người ta sao lại có người bất hiếu, bất đễ mà được thần Phật phù hộ cho.”. Những mối quan hệ gia đình được Nguyễn Đức Đạt vận dụng để đối sánh với những mối quan hệ xã hội khác, ở đây, rõ nét nhất là mối quan hệ “quân – thần” trong sự đối sánh với mối quan hệ “phụ – tử”. Ông nói: “Làm cột nhà là bề tôi, làm khung nhà là con cái, nhưng không có mối cương (nguyên chú:

57

vua là cương của bề tôi, cha là cương của con cái) thì không thành (cái nhà) được.” Mối quan hệ nước – nhà cũng được ông hết sức quan tâm đề cập bởi đây là vấn đề muôn thủa của người mang trên vai hai trọng trách là nước và nhà, đặc biệt khi mà hai trọng trách này không dung hoà được lẫn nhau. Khi có người hỏi: “Trung và hiếu điều nào trọng?”, ông đáp: “Nên hiếu thì phải hiếu, nên trung thì phải trung, đằng nào cũng có phần trọng”. Điều quan trọng là phải thành thực giữ trọn đạo: “Vật tuy ơn trời nhưng không lấy gì báo đáp được. Vật trọn đạo vật là báo đáp; con trọn đạo con cũng là báo đáp”

Thiên Thiệp thế bàn về cách con người ta cần làm khi dấn thân

trong cuộc sống. Ông chủ trương cần “khiêm”, “thứ”, và phải sáng suốt. Có người hỏi: “Đường đời hiểm hơn núi, nhân tình bạc hơn băng, vậy đối xử thế nào?”. Ông đáp: “Đời hiểm, ta cứ bằng phẳng; người bạc, ta cứ trung hậu. Bằng phẳng thì vật cảm hoá, trung hậu thì người mến yêu, lo gì hiểm với bạc.”. Sự sáng suốt, thận trọng được ông rất lưu tâm: “Ta chưa thấy ai đi đường phẳng mà biết ngoảnh cổ lại. Lời kinh viết: “Lúc trị không quên cảnh loạn, khi yên không quên lần nguy”, ý nói phải cẩn thận vậy.” Cũng cùng mối quan tâm như nhiều nhà Nho khác, ông nêu quan niệm về hành tàng: “Người quân tử ẩn ở nhà không phải dấu cái vụng, ra làm quan không phải khoe cái khéo”.

Nhìn chung, Nguyễn Đức Đạt bao quát trong tác phẩm của mình khá nhiều mối quan hệ xã hội, đề cập tới các mối quan hệ đó một cách khá cụ thể, nhiều khi chi tiết, từ đó làm chuẩn tắc cho học trò khi hành xử trong xã hội phong kiến, nơi mà ở đó tất cả các mối quan hệ xã hội đều được chuẩn hoá theo những chuẩn tắc nhất định.

58

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG QUA TÁC PHẨM NAM SƠN TÙNG THOẠI CỦA NGUYỄN ĐỨC ĐẠT (Trang 54 -54 )

×