2 3 Tóm tắt nội dung:

Một phần của tài liệu Tư tưởng giáo dục truyền thống qua tác phẩm Nam Sơn Tùng Thoại của Nguyễn Đức Đạt (Trang 36)

37

Thiên thứ nhất: Học vấn. Bàn những vấn đề xung quanh việc học tập như: học cái gì, học như thế nào, học để làm gì, giá trị của sự học đối với cuộc sống.

Thiên thứ hai: Đại đạo. Khẳng định đối tượng của việc học tập là Đạo; từ đó đi tới lí giải Đạo, đề cao giá trị của Đạo, đề ra cách thức để đạt được Đạo.

Thiên thứ ba: Thư tịch. Bàn về sách vở: Làm sách như thế nào, vai trò của sách với việc học tập, lời đánh giá về các sách kinh điển, các thư tịch xưa và nay.

Thiên thứ tư: Văn chương. Bàn chủ yếu về văn chương: Giá trị của văn chương, các thể loại văn chương, cách làm văn.

Thiên thứ năm: Sư hữu. bàn về mối quan hệ thầy trò (sư), bạn bè (hữu): Nguồn gốc, giá trị các mối quan hệ đố.

Thiên thứ sáu: Chí hạnh. Bàn về đức của người quân tử, kẻ sĩ: họ cần có chí hướng, phẩm hạnh, tiết tháo … để có thể đạt Đạo.

Thiên thứ bảy: Sự ngôn. Bàn về mối quan hệ giữa lời nói và việc làm, về cung cách nói năg, hành xử.

Thiên thứ tám: Đức tính. Bàn về đạo đức, tâm tính của con người: từ thiên tính phú bẩm, dùng tai mắt mà tiếp thụ học tập, dùng lễ mà uốn nắn để có được tứ đức, ngũ thường …

Thiên thứ chín: Tài tình. Bàn về tài năng và tâm tính mỗi con

người: khẳng định có những tố chất thiên phú, nhưng vẫn xem trọng hơn vai trò của việc học tập, coi học tập là nhân tố quyết định đối với tài năng và tâm tính mỗi người.

38

Thiên thứ mười: Sĩ tiến. Bàn về đạo làm quan: Làm quan phải hành xử theo Đạo, không chê chức nhỏ, không ham danh lợi, hết lòng vì công việc, giữ đức khiêm nhượng; ngoài ra cũng cần có quan niệm đúng đắn về “công danh”.

Quyển hai: (gồm 8 thiên)

Thiên thứ mười một: Trị đạo. Bàn về cách cai trị đất nước (chủ yếu dành cho những người ở vào cương vị quan lại): cần có được phẩm chất thanh liêm, cần kiệm, có lòng nhân nghĩa, giữ đúng bổn phận; hết lòng vì công việc, vì dân, thưởng phạt phân minh.

Thiên thứ mười hai: Pháp chế. Bàn về chế độ pháp luật: Cần thiết lập pháp chế căn cứ vào tình hình thực tế, có biến cải cho hợp thời. Pháp luật cần thiết cho mọi đối tượng nhưng cần hơn cả vẫn là giáo hoá để mọi người đều theo chính đạo, không vi phạm pháp luật.

Thiên thứ mười ba: Chính thuật. Bàn về thuật thi hành chính sự:

Phải liêm khiết trong cuộc sống, quyết đoán trong công việc, trên thì được thông đạt, dưới phải được tỏ trình; luôn cẩn trọng, tính toán kỹ trước khi hành sự; ai làm đúng bổ phận của người ấy, không được lười biếng, cũng không được quá lạm. Thi hành chính sự không cốt ở mánh khoé mà cốt ở đạo đức, sự cố gắng, tài năng của kẻ làm quan, đồng thời giáo hoá để mọi người dân đều hiểu mà làm theo.

Thiên thứ mười bốn: Binh yếu. Bàn về những điều trọng yếu của binh pháp: Phải dùng nhân, lễ, nghĩa, “võ đức” để chống lại quỷ quyệt,

tham tàn.

Thiên thứ mười lăm: Quốc dụng. Bàn về sự chi dùng trong quốc

39

Việc chi dùng không chỉ liên quan tới tiền bạc, sản vật mà gồm cả việc huy động sức dân sao cho thoả đáng.

Thiên thứ mười sáu: Hình thưởng. Bàn về việc thưởng phạt.

Thưởng phạt tuy là hai việc nhưng lại cùng một mục đích là khuyến thiện, trừng gian. Thưởng phạt phải nghiêm minh, đùng người, đúng mức. Thưởng phạt cũng liên quan tới pháp luật, pháp luật thưởng đúng cái thiện, trừng đúng cái gian sẽ giúp xã hội bình trị.

Thiên thứ mười bảy: Lễ nhạc. Bàn về Lễ Nhạc: Lễ nhạc đời xưa

của Thánh nhân mới thực là đúng, Lễ nhạc đời sau là thứ đã suy vi. Lễ là tiết độ, chừng mực, mà nhờ đó người có lễ sẽ được vui với cái tiết độ ấy. Nhạc thì gồm cả âm nhạc và ca hát; nhưng nhạc hay không bởi âm thanh quyến rũ mà bởi cái nhân nghĩa, cái lễ ẩn chứa trong đó. Có vậy, nhạc mới giúp con người ta di dưỡng tinh thần. Lễ và nhạc không tách rời nhau.

Thiên thứ mười tám: Tri nhân. Nói về việc tìm hiểu con người, biết được lòng người: Biết người rất khó, cần quan sát, tìm hiểu kỹ mới rõ; nhưng cũng không quá dè chừng bởi cuộc sống vân động liên tục, lúc cần dùng người vẫn phải có nhận định sớm để còn phục vụ cho công việc.

Quyển ba: (gồm 8 thiên)

Thiên thứ mười chín: Nhậm sử. Bàn về cách dùng người của vua

và việc thi hành chức trách của các quan: Người làm quan phải thanh liêm, nỗ lực làm việc hết khả năng và chức phận của mình. Vua thì cần biết dùng người cho đúng khả năng của họ, tận dụng những mặt mạnh, mặt tốt của mỗi người, gắng chọn được người tài.

40

Thiên thứ hai mươi: Quân đạo. Bàn về đạo làm vua: Vua phải có

đức, đặt việc công lên trên chuyện tư, đối với các quan thì thành thực, đối với dân thì yêu mến. Trong công việc, vua cần khoan hậu, biết dùng người.

Thiên thứ hai mươi mốt: Thần liêu. Bàn về đạo làm bề tôi. Bề tôi phụng thờ vua phải hết lòng mà không gian nịnh, đối với công việc phải tận tuỵ mà không tham lam, không nhận chức vượt quá khả năng.

Thiên thứ hai mươi hai: Tự luân. Bàn về đạo lí trong gia đình: mọi người phải thành thực với nhau, giữ đúng bổn phận, giữ gìn nếp sống lành mạnh, giữ mối quan hệ hoà mục trong họ ngoài làng.

Thiên thứ hai mươi ba: Thánh hiền. Bàn về các bậc thánh hiền như Nghiêu, Thuấn, Khổng, Mạnh, …

Thiên thứ hai mươi tư: Thuật nghiệp. Bàn về cách lập nghiệp. Việc lập nghiệp phải chú trọng chuyên nhất, không vì bất cứ lí do gì mà được lơi là, đặc biệt là phải quan tâm đến học tập.

Thiên thứ hai mươi lăm: Bách gia. Bàn về các thuyết của Bách gia như Tuân Khanh, Mặc Tử, Lão Tử, Trang Tử, Khổng Tử … Bách gia tuy có nhiều ý kiến lẫn lộn, trái ngược nhau … nhưng đều có tinh tuý của nó mà người học cần chắt lọc được, không bỏ qua, chê bai nhà nào. Ngoài Bách gia, ông cũng bàn thêm về một số “nhà” khác như Phật giáo, y thuật, tướng số, phong thuỷ, tu tiên, cầu đảo …

Thiên thứ hai mươi sáu: Thiệp thế. Bàn về việc dấn thân trên đương đời: Sống ở trên đời phải có đạo đức, biết khiêm nhường, nhẫn nhịn; sáng suốt, trung hậu, cũng cần biết giữ mình, biết quyền biến theo

41

hoàn cảnh; hành, tàng, xuất, nhập cho hợp thời. Thiên này có nhiều chỗ mang màu sắc của Đạo gia.

Quyển bốn: (gồm 6 thiên)

Thiên thứ hai mươi bảy: Danh phẩm. Bàn về danh dự và phẩm giá của con người: Thế nào là kẻ sĩ, nhà Nho, bậc quân tử? Thế nào là kẻ ngu, kẻ tham? Điều quan trọng là phải giữ gìn danh phẩm cho mình, cư xử hợp lẽ để cho người khác cũng noi theo điều phải, tuỳ thời mà hành xử.

Thiên thứ hai mươi tám: Vận số. Bàn về thời vận, số mệnh: Thời

vận hay số mệnh đề tự ở con người, không phải tại trời. Làm ác thì chịu tai ách, làm thiện được hưởng phúc lành. Vì thế cần làm nhiều điều thiện, nhất tâm theo điều thiện thì phúc lành, vận may khắc đến. Hoạ phúc là tự ở con người trong sự mưu cầu cái lợi. Nhưng trong cái lợi có cái hại, nên nếu thấy được điều này thì có thể mưu lợi mà không bị mờ mắt mà chuốc hại vào thân.

Thiên thứ hai mươi chín: Phúc đức. Bàn về phúc và đức của mỗi

người: Phúc phải đem so với người kém mình để thấy mình được hưởng thế là nhiều. Đức phải so với người hơn mình để xấu hổ mà cố gắng gây dựng, tu tích nhiều hơn. Phúc và đức quan hệ với nhau: có đức thì được hưởng phúc, làm phúc, làm việc thiện để bày tỏ cái đức và cũng để tích đức.

Thiên thứ ba mươi: Bình cư. Kể về cách ăn ở, sinh hoạt, đối nhân xử thế, phẩm hạnh… trong cuộc đời thường của Nguyễn Đức Đạt, coi đó là tấm gương đạo đức để học trò noi theo. Trong thiên này cũng trình bày một số việc, một số sự kiện có liên quan đến cuộc đời ông.

42

Thiên thứ ba mươi mốt: Cách vật. Bàn về cách tìm hiểu nắm bắt sự vật, sự việc: Trong quá trình tri thức sự vật, hiện tượng nên hiểu thấu đáo hơn là biết nhiều mà không thấu đáo. Cần nắm rõ bản chất đối tượng để dùng được đúng chỗ, phát huy hết khả năng của nó.

Thiên thứ ba mươi hai: Đàm dư. Tên thiên lấy chữ của tiết đầu tiên trong thiên, vừa có ý nghĩa phản ánh nội dung của thiên: Bàn tản mạn về nhiều vấn đề khác nhau, vì thế nội dung thiên không nhất quán vào một chủ đề.

Một phần của tài liệu Tư tưởng giáo dục truyền thống qua tác phẩm Nam Sơn Tùng Thoại của Nguyễn Đức Đạt (Trang 36)