2 2 Tình hình văn bản:

Một phần của tài liệu Tư tưởng giáo dục truyền thống qua tác phẩm Nam Sơn Tùng Thoại của Nguyễn Đức Đạt (Trang 32)

Tác phẩm Nam Sơn tùng thoại được Nguyễn Đức Đạt soạn năm Tự Đức 32 (1879). Học trò của ông biên tập lại và tổ chức in vào năm Tự Đức 33 (1880). Tại thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm hiện còn lưu giữ 2 bản in, 2 bản viết tay. Hai bản in có mã số: VHv.246 và VHv.1420. Hai bản viết tay có mã số VHv.2682 (132 trang, chép Quyển 3) và mã số VHv.2683 (104 trang, chép Quyển 4). Để tiện theo dõi, chúng tôi tạm quy ước: bản VHv.246 là bản A, bản VHv.1420 là bản B, bản VHv.2682 là bản C, bản VHv.2683 là bản D.

33

Bản A được đóng thành 02 tập, tổng cộng 584 trang, khổ 28 x 15,5 cm trên giấy dó loại tốt, bìa hồ cứng màu đen; tập thứ nhất gồm Quyển 1 và Quyển 2, tập thứ hai gồm Quyển 3 và Quyển 4. Sách được khắc gỗ in công phu; hình thức khắc in: mỗi trang gồm 08 dòng, mỗi dòng thông thường gồm 20 chữ Hán, riêng phần phụ chú có cỡ chữ nhỏ hơn và khắc thành 02 dòng nhỏ trong 01 dòng thường. Sách còn lành lặn, không có vết rách, nhàu nát hoặc ố bẩn; Quyển 3 mất một tờ (tờ 49) và Quyển 4 mất ba tờ (tờ 18, 42 và 43). Các chữ in đều rõ ràng, sáng sủa, không có hiện tượng tẩy sửa, ngoại trừ những nét mực đỏ bằng bút lông điểm, hoạch, khuyên… do người đọc sách trước thêm vào. Trang đầu cuốn sách ghi rõ sách được khắc in vào năm Tự Đức thứ 33 (1880).

Bản B cũng đóng thành 02 tập, tổng cộng 584 trang, trên giấy dó loại tốt, bìa hồ cứng màu đen; tập thứ nhất gồm Quyển 1 và Quyển 2, tập thứ hai gồm Quyển 3 và Quyển 4. Khổ sách của bản này so với bản A nhỏ hơn, 25 x 15 cm. Sách không có dấu điểm, hoạch hoặc khuyên như bản A. Sách có nhiều chỗ rách nát, hư hỏng phải bồi dán hoặc chép bù lại; cụ thể: Quyển 1, 10 tờ đầu bị nhàu, ố, mủn đáng kể ở góc cao bên trái, nhiều chữ trong khoảng này bị mờ, khó đọc; Quyển 2 bị rách nát 02 tờ cuối, mất trang 77b, trang 78a đóng sai gáy1

nên ở vào vị trí của trang 78b, sau trang 78a có 02 trang chép tay (mỗi trang 08 dòng, mỗi dòng thông thường có 25 chữ Hán) bằng bút sắt, mực xanh trên giấy thường (giấy dòng kẻ ngang), chép lại nội dung các trang 77a, 78a và 77b (trang bị mất); Quyển 3, 08 tờ đầu nhàu nát, ố góc cao bên trái, mất tờ 54, có 01 trang chép tay (mỗi trang 08 dòng, mỗi dòng thông thường có 25 chữ

1 Tờ 78 Quyển 2 là tờ cuối, chỉ có chữ ở trang 78a, trang 78b không có chữ đã mất.

34

Hán) bằng bút sắt, mực xanh trên giấy can, chép nội dung trang 54 thay thế vào; Quyển 4, tờ 58 và 59 bị thủng một lỗ đường kính khoảng 1cm làm mất 03 chữ 1

(chữ thứ 4 dòng 8 trang 58b, dòng 1trang 59a và dòng 8 trang 59b). Căn cứ vào nội dung, hình thức (cỡ chữ, hình thể chữ khắc, vị trí của chữ khắc trên trang văn bản…) của bản in, có cơ sở để khẳng định bản B và bản A đều từ cùng một ván khắc.

Bản C và bản D 2

cùng được chép trên giấy dó, khổ 25,8 x 16 cm, ngoài bọc bằng giấy bìa thông thường màu xanh, không rõ thời điểm chép. Bản C chép nội dung Quyển 3, bản D chép nội dung Quyển 4. Hình thức chép bằng bút lông, mỗi trang 08 dòng, mỗi dòng thông thường có 20 chữ, phần phụ chú được chép chữ nhỏ hơn thành 02 dòng nhỏ trong 01 dòng thông thường (về căn bản tương tự bản khắc in). Tuy vậy, đối chiếu hai bản này với bản in ( Quyển 3, 4 của bản A), có thể nhận thấy một số vấn đề sau:

– Bản chép tay chép thiếu: chép thiếu tờ 1 và thiếu từ Q3, 71a, 7, 3 đến hết tờ 74 (kết thúc Quyển 3); ngoài ra còn thiếu 08 chữ trong những trường hợp khác, ví dụ: thiếu chữ sử ăẽ Q3, 2a, 3, 5, chữ giả êè

Q1, 3b, 1, 4… Nhiều trường hợp thiếu chữ khác đã được người chép bằng chữ nhỏ chen vào chỗ sót.

Một phần của tài liệu Tư tưởng giáo dục truyền thống qua tác phẩm Nam Sơn Tùng Thoại của Nguyễn Đức Đạt (Trang 32)