Kinh phác: một loại ngọc còn nằm trong lõi đá, sản ở núi Kinh nước Sở.

Một phần của tài liệu Tư tưởng giáo dục truyền thống qua tác phẩm Nam Sơn Tùng Thoại của Nguyễn Đức Đạt (Trang 46)

3

47

Ông nhiều lần nhắc tới khái niệm quân tử. Khái niệm này đặc biệt được nhắc đến nhiều nhất trong thiên Thiệp thế với ý nghĩa như một

chuẩn mực trong hành xử ở đời. Ông nói: “Quân tử không ưa nói ngọt, nói ngọt thì hại chí; không thích việc làm cơ hội, cơ hội thì hại tâm. Cắt đứt lời nói ngọt, bỏ hẳn việc làm cơ hội thì gần được đạo đức.”; hoặc: “Người quân tử có ba điều phải tránh: Làm quan thì tránh việc gièm pha, ở làng thì tránh việc tranh đấu, ở nhà thì tránh kẻ xấu dụ dỗ.”; hoặc: “Người quân tử ghét ba điều: ghét lời xu nịnh làm say đắm người; ghét lời gièm pha làm nhơ bẩn người; ghét sự lười biếng mải chơi làm hư hỏng người.”; hoặc: “Người quân tử có bốn điều mừng: mừng thấy người có điều thiện; mừng được nghe lỗi của mình; mừng trong chỗ ngồi có người tri tâm; mừng trong nhà không có lời cãi cọ.”; hoặc: “Người quân tử không ghen người tài năng, không cướp lấy cái người ta thích, không sợ cái người ta cho là khó.”…

Đương nhiên, cũng như các nhà giáo dục tiền bối, Nguyễn Đức Đạt luôn đặt khái niệm quân tử trong sự đối sánh với khái niệm tiểu nhân để làm rõ hơn ý nghĩa của khái niệm quân tử. Ông nói: “Người quân tử khen người, có khi xưng tụng, có khi khuyên răn; còn kẻ tiểu nhân chỉ a dua mà thôi. Nghe người ta khen mà biết sợ thì quân tử đến; nghe người ta khen mà mừng thì tiểu nhân đến.”

Có người hỏi: “Người quân tử có cạnh tranh không?”. Ông đáp: “Quân tử thì tranh đức, thứ đến thì tranh lễ, sau cùng thì tranh danh; còn tranh lợi thì là hành vi của kẻ thứ nhân”. Câu nói này gợi cho ta nhớ tới câu nói của Khổng Tử trong sách Luận ngữ: “Quân tử hoài đức, tiểu nhân hoài thổ.”; hoặc: “Quân tử hoài hình, tiểu nhân hoài huệ.”, vẫn cùng một ý như vậy.

48

Có người hỏi: “Người quân tử có oán không?”. Ông đáp: “Người quân tử oán mình, oán mình thì sợ, sợ thì sửa lỗi. Quân tử có lỗi mà lại không lỗi.”. Lại hỏi: “Kẻ tiểu nhân thế nào?”. Ông đáp: “Kẻ tiểu nhân oán người, oán người thì bị che lấp, đã bị che lấp thì cứ làm càn, chồng chất mãi thì người thân cũng thành kẻ xa, cho nên nhiều oán.”…

Người quân tử ở đây được xác định không chỉ giới hạn trên phương diện phẩm chất đạo đức, năng lực mà phải thể hiện được điều ấy trong xã hội bằng nhiều cách, trong đó cách quan trọng nhất là “học nhi ưu tắc sĩ”, là làm quan. PGS Đặng Đức Siêu khi nghiên cứu về việc học hành thi cử trong văn hóa cổ truyền Việt Nam đã xác nhận: “Việc học hành “dùi mài kinh sử để chờ dịp khoa” này có thể kéo dài mươi mười lăm năm hoặc lâu hơn nữa. Mục đích cuối cùng phải đạt tới là thi đỗ đại khoa, để có thể được bổ dụng vào các chức vị trọng yếu, do đó mới có khả năng đem tài năng học vấn ra “phò vua giúp nước”.”[4]. Nguyễn Đức Đạt khẳng định: "Đọc sách cốt để đi thi, thi có người đỗ, có người không đỗ. Người quân tử không vì không đỗ mà phụ mình. “Việc học của người xưa là để làm quan”1, mà làm quan có khi đắc dụng, có khi không đắc dụng, người quân tử không vì không đắc dụng mà (khuất mình) theo người. Những điều không được như ý trong trời đất này làm thế nào mà ngăn chặn được? Những sự cùng quẫn của đời người làm thế nào cho thông được? Người quân tử không cầu ở ngoài, chỉ xét ở mình thôi" (Học vấn). “Cái nỏ cứng, cái tên nhọn không phải để bắn thủng vải xô mà là để bắn chim hồng, chim nhạn; cần câu dài, dây câu nhỏ không phải là để câu tôm hến mà là để câu cá chiên, cá chép. Lấy kinh làm bếp, lấy sử làm mâm, không phải để cầu no say mà là để lập công danh. Cho nên muốn

1

49

có chim thì phải tập bắn trước, muốn có cá thì phải tập câu trước; không bao giờ làm việc dở mà lại thu hoạch tốt được.” (Thuật nghiệp). Như vậy, cơ hồ làm quan cũng là một trong những mục đích mà ông xác định cho người học.

Vì thế, để trở thành một người quân tử đích thực, một “Nho giả” với đầy đủ ý nghĩa của nó không phải đơn giản, dễ dàng. Có người hỏi: “Thế nào là Nho giả (nhà Nho)?”. Ông đáp: “Phải đủ tư cách làm vương, làm tướng, làm thầy mới gọi là Nho. Làm được vương, tướng mà không làm được thầy chỉ là người có quyền lực; làm thầy mà không làm được vương, tướng thì chỉ là người ghi chép.” Lại hỏi: “Ông Khổng, ông Mạnh cũng là người ghi chép ư?”. Ông đáp: “Đó là cảnh ngộ. Vua Thuấn, Văn Vương làm vua nên thiên hạ là nhà Ngu, nhà Chu; ông Khổng, ông Mạnh chỉ ở nhà dạy học nên thiên hạ là đời Xuân Thu Chiến Quốc”. Hỏi: “Trương Lương, Trần Bình1

và Thúc Tôn Thông2 ai gần được như Nho giả?”. Ông đáp: “Trương Lương giống Nho mà chưa được là chân Nho. Trần Bình thì là “trá Nho” (Nho giả hiệu). Thúc Tôn Thông là “đạo Nho” (trộm lấy cái tiếng là Nho chứ không phải là chân Nho) thôi.” (Danh phẩm)

Tất nhiên, “làm quan” ở đây không cốt “vinh thân, phì gia”. Ông nói: “Học để theo cho kịp thánh, theo thánh thì lấy chí làm gốc, chí thì lấy gắng sức làm gốc, gắng sức lại lấy sáng suốt làm gốc. Ôi! Đạo là chỉ

1

Trương Lương, Trần Bình: bề tôi của Hán Cao Tổ.

Một phần của tài liệu Tư tưởng giáo dục truyền thống qua tác phẩm Nam Sơn Tùng Thoại của Nguyễn Đức Đạt (Trang 46)