Cửu lục: Kinh Dịch lấy số 9 (cửu) làm số của dương, số 6 (lục) làm số của âm Chỉ âm dương, hai yếu tố chủ yếu làm nên bộ Kinh Dịch.

Một phần của tài liệu Tư tưởng giáo dục truyền thống qua tác phẩm Nam Sơn Tùng Thoại của Nguyễn Đức Đạt (Trang 127)

C. TÀI LIỆU TIẾNG ANH.

1Cửu lục: Kinh Dịch lấy số 9 (cửu) làm số của dương, số 6 (lục) làm số của âm Chỉ âm dương, hai yếu tố chủ yếu làm nên bộ Kinh Dịch.

Chỉ âm dương, hai yếu tố chủ yếu làm nên bộ Kinh Dịch.

2

Vương Phụ Bật: Có lẽ chỉ Vương Bật, tự là Phụ Tư, người đời Tam Quốc có chú Kinh Dịch trong đó có pha tạp học thuyết của Lão Tử, Trang Tử.

3

Huyền học: chỉ học thuật của Đạo gia, chuyên về những vấn đề huyền hoặc, tu tiên.

4 “Màu xanh là từ màu lam ra mà xanh hơn màu lam”, lời của ông Hồi, ý nói học trò hơn thầy. học trò hơn thầy.

5

129

nhắc tham khảo những điển chế trong thiên hạ, tôn cao vị thế ngôi vua trong thiên hạ không sách nào rõ bằng Kinh Lễ.”

10. Có người hỏi: “Trước khi học Kinh Thi nên học gì?”. Tiên sinh đáp: “Học Kinh Thư trước vì Kinh Thư mở đường cho Kinh Thi”. Lại hỏi: “Trước khi học Kinh Xuân thu thì nên học gì?”. Tiên sinh đáp: “Học Chu Lễ trước vì Chu Lễ thâu tóm nội dung Kinh Xuân thu.”

11. Có người hỏi: “Học Dịch lần lượt xem từng quẻ thì thế nào?”. Tiên sinh đáp: “Thái cực là một1, biết được một thì biết Kinh Dịch (Q1, 19a)

.

Sáu mươi tư quẻ trong Kinh Dịch như sáu mươi tư bậc trí sĩ ngồi ngang hàng mà bàn luận vậy.”. Lại hỏi: “Học Kinh Thi thế nào?”. Tiên sinh đáp: “Người thông hiểu thì Kinh Thi 300 thiên liền một chữ, như 300 người cùng một họ ngồi bày hàng chiêu , hàng mục2

vậy.”. Lại hỏi: “Học Kinh

Thư thế nào?”. Tiên sinh đáp: “Người hiểu sâu Kinh thư thì 58 thiên là các

vì sao lấp lánh, như chuỗi hạt châu liên tiếp nhau, như các thánh vương, hiền thần răn bảo nhau trên miếu đường, có cái phong khí hoà mục vui vẻ vậy.”

12. Tiên sinh nói “Kinh Dịch tựa như mờ nhưng lại rõ ràng, Kinh Thư tựa như kì dị mà lại lưu loát, Kinh Thi tựa như quê mùa mà lại tinh tế, Kinh Xuân thu tựa như nghiêm khắc nhưng lại trung thực, Kinh Lễ tựa như bó buộc nhưng lại thích hợp.”

1

Một: nhất, tức nhất khí.

2

Chiêu, mục: Theo lễ cổ, liệt tổ thờ trong Thái miếu được sắp xếp theo trật tự: Thái tổ thờ ở giữa; 3 hàng chiêu ở bên trái gồm các đời 2, 4, 6; 3 hàng mục ở bên phải gồm các đời 3, 5, 7. Các con cháu khi đứng lễ tổ tiên tuỳ theo vai vế mà sắp hàng cũng gọi là chiêu mục.

130

13. Có người hỏi: “Tả truyện là sách đánh nhau (nguyên chú: Ngỗi Hy nói: “Tả truyện là sách đánh nhau”), võ tướng thích xem (nguyên chú: Quan Công, Nhạc Phi (Q1, 19b)

thích xem Tả thị Xuân thu; Địch Thanh cũng cắp sách nghe giảng Tả

thị Xuân thu.)”. Tiên sinh đáp: “Không phải thế! (Chẳng qua) việc võ bị lấy

quyền biến mà tranh thắng, đọc võ kinh mà không đọc Xuân thu thì không lường hết được lẽ biến hoá (trong dụng binh)”.

14. Tiên sinh nói: “Kinh Dịch phỏng theo trời đất, Kinh Thư bắt chước trời đất, Kinh Thi thuận đạo trời đất, Kinh Xuân thu thay thế trời đất, Kinh Lễ giữ được mức trung của trời đất.”

15. Tiên sinh nói: “Về sử, có sử là trước tác của triều đình, có trước tác là của thiên hạ, có sử là trước tác của một nước hay một nhà. Sử của triều đình như Kinh Thư, của thiên hạ như Kinh Xuân Thu, của một nước

như Sử Thặng1, Đào Ngột2, của một nhà như Nam Đổng3, Tả thị”

16. Có người nói: “Cổ thư phức tạp thế, sao không chọn lấy những tinh tuý mà bỏ những cái rườm rà đi?”. Tiên sinh đáp: (Q1, 20a)

“Nếu trong bụi rậm đều là phượng cả thì căng bẫy làm gì? Nếu ở trong đầm ao đều là rồng cả thì chăng lưới làm gì? Chim tụ ở trong bụi rậm, cá đầy đầm nên người đi săn, người đánh cá mới đến. Vậy sách cũng như là bụi rậm , đầm ao của người đi học.”

17. Có người hỏi: “Sách cổ thì viết tay, sách kim thì khắc in, đọc sách kim có tiện hơn không?”. Tiên sinh đáp: “Sách viết tay dễ đọc hơn,

1

Sử Thặng: Tên sử của nước Tấn thời Xuân thu.

2Đào Ngột: Tên sử của nước Sở thời Xuân thu.

3

Nam Đổng: Nam Sử và Đổng Hồ. Nam Sử là tên nhà chép sử của nước Tề, Đổng Hồ là tên nhà chép sử của nước Tấn thời Xuân Thu.

131

sách in có nhiều nên đọc lướt khó đọc kĩ, bản in thì tiện cho việc xem mà không tiện cho việc nhớ.”

18. Có người hỏi: “Sách Luận ngữ Mạnh Tử có phải là kinh không?”. Tiên sinh đáp: “Không, chỉ là sách thôi.”. Lại hỏi: “Sách gì?”. Đáp: “Luận ngữ là Ngu thư; Mạnh Tử là Chu Thư; Trung dung, Đại học là Thương Thư. Ngu thư thì “hồn” (bao hàm mà không lộ ra), Chu thư thì “hùng” (mạnh mẽ), Thương thư thì “dương dương” (mênh mang như bể). Những sách sau Chu1

ta không muốn mó đến vì sách của Chư tử thì phức tạp, sách của Bách gia2

thì giả dối.” 19. Có người nói: “Ông Trình3

, ông Chu4 đọc (Q1, 20b) sách của họ Hàn5, họ Trang6

có sáng tỏ được đạo không?”. Tiên sinh đáp: “Ví như việc xây nhà, Đạo Chích7

đứng ra xây dựng để cho ông Bá Di8 ở thì cái nhà ấy hợp đạo nghĩa sao được!”

Một phần của tài liệu Tư tưởng giáo dục truyền thống qua tác phẩm Nam Sơn Tùng Thoại của Nguyễn Đức Đạt (Trang 127)