2 2 Quan niệm mới mẻ về các mối quan hệ xã hội:

Một phần của tài liệu Tư tưởng giáo dục truyền thống qua tác phẩm Nam Sơn Tùng Thoại của Nguyễn Đức Đạt (Trang 73)

Trong các mối quan hệ xã hội, các nhà Nho đặc biệt quan tâm tới ba mối quan hệ (tam cương): quân – sư – phụ, coi nó như nền tảng giữ vững sự ổn định cho cuộc sống mỗi gia đình và toàn xã hội. Nguyễn Đức Đạt cũng rất chú trọng ba mối quan hệ ấy trong hoạt động giáo dục của mình, nhưng ông cũng có những kiến giải riêng:

Quan niệm về mối quan hệ vua – tôi của Nguyễn Đức Đạt khá khách quan. Chẳng hạn, ông phân biệt: “Cũng là cái sừng, con lân có nó thành giống thú có nhân, con huỷ1

có nó thì dùng để húc; cũng là cái vuốt, con phượng có nó thì là giống chim có đức, con cắt thì dùng nó để vồ. Cũng là oai quyền, dùng phù hợp với đạo thì là con lân, con phượng, không phù hợp với đạo thì là con huỷ, con cắt.” (Cách vật); khi có người nói: “Bổng lộc của nước cũng như cơm sữa của nhà, cha mẹ dùng để nuôi con, vua thì dùng để nuôi bề tôi.” Ông đáp: “Bề tôi cũng (có khi) nuôi vua.” (Thần liêu). Quan niệm vua “nuôi” bề tôi đã quá quen thuộc, nhưng bề tôi “nuôi” vua thì quả là ít người dám thừa nhận dù thực tế vẫn thường là như thế.

Quan niệm về người thầy khá đặc biệt, nhiều lần ông nhấn mạnh về “người thầy thực tế”. Có người hỏi: “Trăm nghề đều có thầy là người sáng tạo ra nghề ấy có phải không?”. Ông đáp: “Học lấy tự nhiên làm thầy (đây nói học nghề). Người khéo trị thuỷ lấy nước làm thầy chứ

1

74

không phải là vua Hạ Vũ1; người rành nghề làm ruộng lấy lúa làm thầy chứ không phải là ông Hậu Tắc2.” (Bách gia). Quan niệm đó tuy mới lạ nhưng rất hợp lẽ bởi mọi trí xảo, mọi nghề nghiệp … của con người đều có nguồn gốc từ thực tế, bằng kết quả con người tìm hiểu thế giới tự nhiên xung quanh chứ không hề có “người thày đầu tiên” bằng xương bằng thịt nào dạy cho cả.

Quan hệ giữa cha mẹ và con cái cũng được ông lí giải hết sức mới mẻ, thậm chí khá bất ngờ. Có người hỏi: “Người ở vào địa vị làm con, mẹ sinh, cha nuôi hao tổn tâm huyết, đó là công đức lớn lao như trời có phải không?”. Ông đáp: “Về phía con cái xem thì cho là to, nhưng về phía cha mẹ thì coi như không. Thân thể cha mẹ để lại cho con cho cháu, yêu cháu cũng như yêu con. Nuôi con khó nhọc tức là thoả lòng cha mẹ

(nguyên chú: Ta nuôi con là để thoả lòng yêu cháu của cha mẹ và cũng để đền bù nợ

hiếu với cha mẹ mà chưa trả được.); có công đức gì mà dám khoe.” (Tự luân). Quan niệm trung, hiếu vì thế phải tuỳ thuộc vào hoàn cảnh mà hành xử, giống như người thi hành chức phận của mình, một nhiêm vụ tất yếu, không cần phải cân nhắc xem có nên làm hay không: “Trung và hiếu là tự làm hết chức phận. Bề tôi trung cốt để báo đáp vua, thế là đạo trung đã suy; con hiếu thảo để đền ơn cha, thế là đạo hiếu còn bạc. Cho nên lấy trung mà đáp lại lễ (của vua), lễ suy thì trung cũng suy; lấy hiếu mà đáp lại lòng từ (của cha), lòng từ bạc thì hiếu cũng bạc.” (Tự luân)

Một phần của tài liệu Tư tưởng giáo dục truyền thống qua tác phẩm Nam Sơn Tùng Thoại của Nguyễn Đức Đạt (Trang 73)