1 Giáo dục những phẩm chất cần có của người quân tử: nhân, trí, dũng.

Một phần của tài liệu Tư tưởng giáo dục truyền thống qua tác phẩm Nam Sơn Tùng Thoại của Nguyễn Đức Đạt (Trang 51)

nhân, trí, dũng.

Người quân tử cần có nhiều phẩm chất, năng lực để đứng trong xã hội, trong đó căn bản phải có là nhân, trí, dũng.

52

Khi có người hỏi: “Trong Kinh Thi, Quốc phong mở đầu là bài

Quan thư, Nhã thì mở đầu là bài Lộc minh là nghĩa làm sao?”. Ông đáp:

“Là nhân và nghĩa.”. Hỏi: “Sao lại nói là nhân nghĩa?”. Ông đáp: “Quan

thư là con mái lấy nghĩa gọi con trống, cho nên là loài chim mà đứng đầu Quốc phong; Lộc minh (là con hươu) lấy nhân cầu hợp quần, cho nên là

loài thú mà khởi đầu Nhã.” (Thư tịch).

Ông nói: “Học tập đức nghĩa ví như lội sông, học tập quyền số ví như lội khe ngòi, học tập lợi dục ví như lội bùn. Sông thì sâu và dài, khe ngòi thì hang hốc quanh co, bùn thì sa lầy” (Thuật nghiệp).

Ông nói: “Thiên hạ có 3 sự tụ hội: Chúng nhân tụ hội ở chợ; hiền nhân tụ hội ở nhà học; thánh nhân tụ hội ở đạo trời.” (Thiệp thế).

Ninh Viết Giao khi tìm hiểu những quan niệm về nhân, trí, dũng của Nguyễn Đức Đạt đã nhận xét: “Nguyễn Đức Đạt có cách giải thích khá sắc sảo về đạo nhân của đức Khổng Tử. Một học trò hỏi:

- Làm ơn có phải là nhân không?

- Nhân ví như sự vui, ân ví như nụ cười, tâm thực nhân thì cười hay không cười vẫn là vui, người quân tử đã nhân thì có làm ăn hay không làm ăn vẫn là nhân… Tạo điều kiện cho người ta làm thóc, còn hơn đem hạt thóc phát chẩn bần. Ân là thóc, đạo (nhân) là cái làm ra thóc.

Ông cho rằng, đức nhân là thuộc tính của người quân tử, như “ngứa phải gãi, mỏi phải nằm, không thế không được”. (Danh phẩm)

Người mà có đạo nhân như vậy thì giúp người không chỉ một việc một lúc, mà giúp người ta về nhân cách, về phương pháp để thành người, giúp người mà không hề tính toán, không hề kể ơn.

53

Quan niệm về chữ “trí” của ông cũng tương tự. Học trò hỏi: - Người có trí thì khó gì không trị vì được thiên hạ?

- Trí có thể được lòng dân, nhưng nếu không có nhân thì không bền, dũng có thể khuất phục được dân, nhưng nếu không có nhân thì không đẹp lòng, trí dũng mà lại nhân thì lợi thiên hạ, trí dũng mà không nhân thì nhiễu thiên hạ.” (theo [24]).

Đương nhiên, những phẩm chất, năng lực nhân, trí, dũng phải được hội tụ đầy đủ thì mới là người quân tử: “Người trí chưa chắc đã nhân, nhưng người nhân thì phải có trí; người dũng chưa chắc đã nghĩa, nhưng người nghĩa ắt phải có dũng” (Danh phẩm)

Nhưng ông vẫn coi trọng chữ “nhân” hơn: “Những người tài quá hơn đức, hạnh kém hơn trí, động làm gì là phải hối hận.” (Danh phẩm). Chữ “nhân” được Nguyễn Đức Đạt giữ nguyên vị trí của nó như vẫn thường thấy trong quan niệm của Nho gia: đứng đầu Ngũ thường.

Dù là đức hay tài, ông cũng chủ trương người tu dưỡng nó, có được nó nhưng không bao giờ được tự phụ cho là mình đã có. Có người hỏi: “Thế nào là tài?”. Ông đáp: “Bất tài là tài.”. Lại hỏi: “Thế nào là đức?”. “Bất đức là đức.” “Sao lại thế?” “Có tài mà quên hẳn tài mới là đại tài, có đức mà quên hẳn đức mới là thịnh đức, lửa ở bàn là sao sáng bằng nước Hy Hoà1, một gáo nước sao thấm nhuần được bằng biển khơi” (Danh phẩm). Thoạt nghe cuộc thoại có vẻ ngược lẽ nhưng lời lí giải cuối đã cho thấy tính hợp lí của vấn đề, bởi vì: “Kẻ tự khoe khoang là kẻ tự

1 Nước Hy Hoà: Sơn hải kinh chép rằng: Ngoài biển Đông Nam có nước Hy Hoà, có người con gái tên là Hy Hoà ngày ngày tắm ở vực nước ngọt, sau lấy

Một phần của tài liệu Tư tưởng giáo dục truyền thống qua tác phẩm Nam Sơn Tùng Thoại của Nguyễn Đức Đạt (Trang 51)