Tô Huệ: người đời Hán, vợ Đậu Thao, tác giả bài Chức cẩm hồi văn.

Một phần của tài liệu Tư tưởng giáo dục truyền thống qua tác phẩm Nam Sơn Tùng Thoại của Nguyễn Đức Đạt (Trang 106)

C. TÀI LIỆU TIẾNG ANH.

3Tô Huệ: người đời Hán, vợ Đậu Thao, tác giả bài Chức cẩm hồi văn.

4

Tào Chiêu: nguyên tên là Ban Chiêu, con gái Ban Cố, vợ Tào Thế Thúc, học rất giỏi, vua Hán rất trọng, bắt hoàng hậu và các cung nhân thờ là bậc thầy.

108

12. Tiên sinh 1 nói: "Người nghèo mà học cũng như trồng cái cây chưa có hoa, người giàu sang mà học cũng như vun đắp cái cây đã có hoa, trồng thì cây sinh sôi, vun đắp thì cây bền lâu, ấy là người biết việc gốc. Dốc chí học hành cũng như che cho hoa, rào cho cây; chỉ dẫn cho người cùng học cũng ví như ngầm giúp cho người đổi thay, tấn tới".

13. Tiên sinh nói: "Học bằng tai không bằng mắt, học bằng mắt không bằng học bằng tâm. Ra từ chỗ kia rồi vào chỗ này là lấy sức nghe mà học, học bằng tai; đọc được nhiều, xem được vỡ là lấy sức trông mà học, học bằng mắt; nhân lời mà thấu được tình, lấy ý mà đón chí, là lấy tinh thần trí mà học, học bằng (Q1, 4a)

tâm".

14. Có người hỏi: “Học lúc trẻ với học lúc lớn, đằng nào hơn?”. Tiên sinh đáp: "Lúc trẻ học thì nhớ nhiều, lúc lớn học thì hiểu nhiều2. Biết nhiều thì rối trí: nào việc ngoài quấy nhiễu, nào việc nhà bận rộn, đã rối lại càng rối thêm; cho nên lúc trẻ học ít mà công nhiều, lúc lớn học nhiều mà công ít". Lại hỏi rằng: “Thế thì già còn học làm gì?”. Tiên sinh đáp: "Ruộng tốt cấy muộn với ruộng quanh năm bỏ hoang, đói với không đói cũng nên phân biệt".

15. Tiên sinh nói: "Cách học (nhằm thu hút lấy) tinh hoa, tuy không văn vẻ mà lại văn vẻ, cách học chỉ chuộng phần lá cành, tuy văn vẻ mà lại không văn vẻ. Cách học rườm rà thì làm hại cho văn. Tại sao lại thế? Tại học cái không nên học".

1

Nguyên văn khắc chữ ³h bần, có lẽ khắc lầm chữ ¯ẻ ông, xin được sửa lại.

2 Nhiều: dịch chữ Ưh đa, ở đây có lẽ ý nói là nhanh, xin cứ được dịch nguyên nghĩa. nghĩa.

109

16. (Q1, 4b) Có người hỏi: “Đọc sách cứ cố hiểu cho hết nghĩa, như

vậy có thể gọi là sáng suốt không?”. Tiên sinh đáp: "Chưa thể gọi là sáng suốt được; sáng suốt thì không cần hiểu gượng. Đã thực không hiểu được thì chi bằng để khuyết nghi còn hơn".

17. Tiên sinh nói: "Học chẳng gì hay hơn là “thực”, chẳng gì dở hơn là “giả”. Rèn luyện ngựa ký để thành ngựa ký thì có thể thành ngựa ký được. Rèn luyện chim “hạt” (loài chim cắt) để thành chim loan thì không thành chim loan được. Đó là công hiệu của “thực” và “giả”. Cho nên trong việc học tập phải phải coi trọng chữ “thực”".

18. Có người hỏi: “Giàu như Đào Chu1, sang như Triệu Mạnh2

rồi mới học thì có phải là dễ dàng hơn không?”. Tiên sinh đáp: "Cầu giàu để đi học mà lại cứ nghèo mãi thì cầu sao được? Đợi sang để đi học mà cứ không gặp thời mãi thì đợi sao được? Như thế thì cửa Thù, Tứ 3, cửa ông Nhan, ông Mẫn 4

có lẽ phải bỏ học!".

19. Tiên sinh nói: "Học có ba lối siêng năng (tam cần): hoặc vì bản tính (nguyên chú: tính hiếu học) mà siêng năng, hoặc vì cầu lợi (nguyên chú: muốn thành danh) mà siêng năng, hoặc vì sợ (Q1, 5a)

(nguyên chú: sợ cha, anh,

thầy, bạn đôn đốc) mà siêng năng, đến khi thành nghề cũng là một, nhưng xét đức tính có khác".

Một phần của tài liệu Tư tưởng giáo dục truyền thống qua tác phẩm Nam Sơn Tùng Thoại của Nguyễn Đức Đạt (Trang 106)