Tư tưởng giáo dục của Nguyễn Đức Đạt đã có những đổi mới nhưng vẫn còn những điểm khá thủ cựu, chưa vượt qua phạm vi của

Một phần của tài liệu Tư tưởng giáo dục truyền thống qua tác phẩm Nam Sơn Tùng Thoại của Nguyễn Đức Đạt (Trang 87)

nhưng vẫn còn những điểm khá thủ cựu, chưa vượt qua phạm vi của giáo dục phong kiến.

Trong tình hình nhiều nước phương Đông bị thôn tính bởi chủ nghĩa thực dân, nhiều trí thức Việt Nam đã có cái nhìn học hỏi đối với phương Tây, kêu gọi từ bỏ những cái thủ cựu làm cản trở sự phát triển của đất nước. Tư tưởng duy tân đã xuất hiện như một nhu cầu bức thiết.

1 Nguyên văn: “Sư sư bất như sư thư” (Coi thầy làm thầy không bằng coi sách làm thầy), có nội dung tương tự câu thành ngữ “Học thầy không tày đọc sách” làm thầy), có nội dung tương tự câu thành ngữ “Học thầy không tày đọc sách” nên dịch như vậy.

88

Những bản sớ của Phạm Phú Thứ (1864), Nguyễn Trường Tộ (1866), Đinh Văn Điền (1868), Nguyễn Hiệp (1867), Lê Đĩnh (1881)… đã cảnh báo cho triều đình phong kiến thấy được nguy cơ tụt hậu, cần có những thay đổi nhiều mặt, nhiều lĩnh vực nếu muốn đất nước trở nên hùng cường, không bị ngoại bang xâm lược. Trong những cải cách đã nêu ra, có bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ là đề cập tới yêu cầu đổi mới trong giáo dục; đó là bản điều trần nổi tiếng Tế cấp bát điều (Tám điều

cứu vớt) năm 1867. Bản điều trần rất dài, nêu lên tám điều cấp thiết phải làm ngay để chấn chỉnh đất nước, trong đó có vấn đề học thuật, giáo dục. Xin được trích một số đoạn quan trọng sau đây:

“…Học là gì? Học tức là học cái chưa biết để mà biết, biết để mà làm. Mà làm việc gì? và làm ở đâu? Làm tức là làm những công việc thực tế trong nước hiện nay và để lại việc làm hữu dụng đó cho đời sau nữa.”

“Nhưng sự học của ta hiện nay, những cái thầy dạy, những cái trò học đều là những việc đời xưa cả. Mặc dầu trong sách có chép một vài việc thực tế nhưng mấy việc thực tế ấy không nói chi tiết rõ ràng và nó cũng chôn nốt theo với người xưa rồi, đâu có thể quật mả lên mà hỏi?… Hiện nay, người nước ta, hồi còn bé học văn từ thi phú, đến khi lớn lại làm những việc thuộc về luật lệnh, binh hình; hồi còn bé thì học Sơn Đông, Sơn Tây ở đâu đâu, đến lớn làm việc thì lại đi Nam Kì, Bắc Kì; hồi nhỏ thì học những sách thiên văn, địa lí, chính sự, phong tục thời xưa của Trung Quốc (mà bây giờ họ đã sửa đổi khác rồi), đến lớn lại phải làm theo thiên văn, địa lí, chính sự, phong tục của nước Nam, không dính dáng gì với sách học cả; hồi nhỏ thì học những lễ nhạc, cách ăn uống cư xử, việc chiến đấu doanh trại xưa kia của Trung Quốc mà đến lớn thì làm những lễ nhạc, cách ăn ở, việc đánh giặc, mỗi mỗi đều phải làm theo

89

quan dân nước Nam ngày nay. Còn biết bao việc như thế, không sao kể hết. Các nước trên thế giới chưa bao giờ có một nền học thuật ngược đời như thế…”

“… Nước ta hiện nay bị bao vây, bị uy hiếp và sẽ bị người ngoài chiếm cứ, đó là cái mà chúng ta phải lo toan, phải tích cực đem hết trí khôn sức khoẻ ra chống trả để giữ nước, giữ nhà. Các vị danh thần trong các triều đại trước của nước ta còn lưu lại biết bao công lao thành tích và những vị danh thần hiện tại (…) cũng có những việc đáng nêu lên, sao không truyền tụng những gương tốt đó cho người ta phấn khởi bắt chước vùng lên (các nước phương Tây luôn luôn nêu những gương tốt để cho người ta học theo) mà cứ không kể đêm ngày luôn miệng kêu réo Hàn Tín, Tiêu Hà của Trung Quốc là những người đã chết từ mấy ngàn năm…. Học như vậy mà học đến bạc đầu, thật là một chuyện quái lạ!…”

“… Hiện nay trong nhân dân ta ít có ai để ý, thế mà từ già đến trẻ, từ trường công đến trường tư, ai nấy cứ cạnh tranh hơn thua nhau từng câu từng chữ, thật là một chuyện lạ đời!”

“Nếu để công phu trau dồi văn hay chữ tốt đó mà học những công việc hiện tại như học đồ trận binh pháp, học xây thành giữ nước, học cách bắn đại bác… cũng có thể chống được giặc vậy. (…) Tại sao cho đến bây giờ, trong nhân dân chưa thấy ai khuyên bảo nhau học những công việc thực tế ấy mà cứ đua nhau học sách cổ, bàn bạc những tình dân việc nước hồi đời Hy Hoàng1? Tất cả công việc nên hay hư, họ phó mặc cho triều đình, phải chăng họ cứ cho là họ trẻ con? Không, cái lỗi đó là

Một phần của tài liệu Tư tưởng giáo dục truyền thống qua tác phẩm Nam Sơn Tùng Thoại của Nguyễn Đức Đạt (Trang 87)