Hy Hoàng: Phục Hy (hay Bào Hy) và Hoàng Đế, những vị vua từ thủa hồng hoang của Trung Hoa.

Một phần của tài liệu Tư tưởng giáo dục truyền thống qua tác phẩm Nam Sơn Tùng Thoại của Nguyễn Đức Đạt (Trang 89)

90

học thuật. Vì học thuật chưa thuần (…) cho nên gặp việc gì cũng đặt cái tư lợi của mình lên trên hết thảy, mà ít khi thực tâm làm việc để góp phần vào lợi ích chung. Sở dĩ làm hại cho mình, làm hại cho người là ở chỗ đó. Nói chung thì sơ dĩ học thuật không được sáng tỏ, một nửa là vì sách vở, một nửa là vì triều đình, nhưng tôi cũng chưa muốn đi sâu vào điều đó, vì sợ có quan ngại…” (theo [5])

Ông chủ trương “toàn thân”, cốt lánh giữ cho mình. Có người nói: “Sinh ở đời này, nổi tiếng là quý”. Ông đáp: “Nổi tiếng không bằng dấu tiếng quý hơn. Con trâu lột da bưng trống không bằng kéo cày, con ốc nhể ruột làm tù và không bằng chúi ở dưới bùn”. Lại hỏi: “Kéo cày thì mỏi mệt, chúi bùn thì lấm láp mà lại nên làm ư?”. Ông đáp: “Thể chất mỏi mệt mà thiên chân1

không mỏi, thân hình lấm láp mà tinh thần không lấm.” (Thiệp thế)

Có người hỏi: “Dùng thuật gì để tự vệ?”, Ông đáp: “Chớ có ham khéo, ham khéo thì nhọc mình; chớ có ham mạnh, ham mạnh thì nguy đến mình; chớ có ham tranh cãi, tranh cãi thì nhục đến thân. Người quân tử thận trọng về bốn điều ấy cho nên thân yên mà bảo toàn được nhà nước.” (Thuật nghiệp). Tư tưởng “dĩ hoà vi quý” là một tư tưởng Nho gia nhắc tới từ lâu, nhưng rõ ràng, chí ít là quan điểm được phát biểu trong câu nói này đã là một bước thụt lùi ngay trong sự đối sánh với tư tưởng Nho gia bởi ngay sau khi nói “hoà vi quý”, Khổng Tử cũng đã phải lưu ý mọi người khi hành xử phải “tri hoà nhi hoà”. Trong khi đó, có người hỏi: “Làm thế nào để giải được thù oán?”, Nguyễn Đức Đạt lại đáp:

1

91

“Phải chịu nhịn!”. Lại hỏi: “Nhịn mà người ta vẫn oán thì làm thế nào?”. Ông đáp: “Cứ nhịn mãi!” (Thiệp thế)

Ông đã quan tâm đến cách vật, nhưng nội dung đạo đức vẫn được ông coi trọng hơn. Điều này không chỉ thể hiện ở số chương, số tiết ông dành cho nội dung đạo đức chiếm tỉ trọng vượt trội, mà còn thể hiện ở chỗ ngay khi ông bàn đến cách vật thì ông cũng không quên nói về đạo đức. Chẳng hạn, có người đem kính thiên lí (ống nhòm, một sản phẩm khoa học kỹ thuật khá hiện đại thời bấy giờ) tặng ông, ông nói rằng: “Kính để chiếu thiên hạ, dùng kính thiên lí làm gì?”, người ấy hỏi lại: “Có kính chiếu được thiên hạ ư?”, ông đáp: “Kính ấy là Đạo. Đạo là cái mở tâm cho người ta, không những chiếu khắp thiên hạ mà là cái kính chiếu ngàn vạn đời.” (Cách vật); hay khi có người hỏi về gương, ông đáp: “Quân tử có bốn thứ gương, người thường chỉ có hai thứ. Soi trời, soi cổ nhân, soi dân và soi người hiền là quân tử; soi nước, soi gương là người thường.” (Cách vật)…

Dù chủ trương đả kích sự cầu kì khi dẫn lại câu nói của Vân Môn Tử: “Lời nói càng cầu kì thì tâm lí càng tối” (Thư tịch), nhưng chính Nguyễn Đức Đạt lại rất cầu kì khi dùng câu chữ, cố gắng biến câu chữ của mình trở nên “văn ngôn” hơn, cầu kì tới mức khó hiểu nếu không có chú giải hoặc không có một vốn Hán học đủ lớn. Chẳng hạn, thay vì nói “Ôằ ág ”, ông lại viết “Ôằ ÃÀ ” (Quyển 1, trang 13b) khiến người đọc dễ lẫn với “lục nghệ” trong nội dung dạy học của Khổng Tử. Từ ngữ được ông sử dụng vắn tắt tới mức khó hiểu, chẳng hạn, với ý “bài Thất phát của Mai Thặng” thì chỉ được ông diễn đạt vỏn vẹn là “Thặng chi Thất” (ưẳ ÔĐ ÔC – Quyển 1, trang 28b). Hiện tượng hoạt dụng cũng được ông triệt để sử dụng, chẳng hạn, với ý “làm cho nhà Hán được như

92

nhà Ngu, nhà Chu” mà chỉ viết “Ngu Chu Hán” (áã âP º~– Quyển 4, trang 4b). Có lẽ không còn gì có thể “cổ” hơn được nữa (?!)

Ở cấp độ diễn đạt ngữ pháp, Nguyễn Đức Đạt do nệ văn ngôn, dùng cách hành văn cổ, câu cú vắn lược, rất khó đoán nghĩa nếu không có văn cảnh , chẳng hạn: sau khi viết: kim cổ tự dã “Ôà Ơj ảà Ô] ”, ông phải chua thêm: ngôn kim nhân cổ nhân kế khởi “ăƠ Ôà ÔH Ơj ÔH Ä~ °_ ” (ý nói người nay kế thừa người xưa) (Q 1, 22b); hoặc sau khi viết: cổ nhân bất tại tắc thế nhân cức hĩ “Ơj ÔH ÔÊ Ưb ôh ´À ÔH ôE ăo ”, ông phải chua thêm: cổ nhân kí khứ tắc thế cổ nhân chi nhân nãi thế chi sở cức nhu dã “Ơj ÔH ơJ Ơh ôh ´À Ơj ÔH ÔĐ ÔH ÔD Ơ@ ÔĐ âề ôE ằí Ô] ”. (người đời xưa không còn nữa, thì phải có người đang sống thay thế người đời xưa ngay mới phải)(Q1, 22b, 23a,)

Mặc dù có một số hạn chế như đã nêu trên, Nam Sơn tùng thoại

vẫn có nhiều đóng góp cho nền học thuật và giáo dục nước nhà. Thậm chí, đối chiếu những biểu hiện của tập sách với những phê phán của Nguyễn Trường Tộ đối với nền học thuật và giáo dục đương thời, ta còn thấy được những đổi mới mang tính “vượt trước”.

*

* *

Cuộc sống là một chuỗi những sự vật, sự việc, con người, với những đắc thất mà chỉ thực tế thời gian mới chứng nghiệm được. Nhưng dù thế nào, xu hướng kế thừa những mặt tích cực, loại bỏ dần những mặt còn hạn chế luôn là một giải pháp cần thiết cho sự phát triển xã hội. Trong tình hình đó, việc nghiên cứu di sản văn hóa thành văn của dân tộc

93

nói chung và di sản Hán Nôm của ông cha ta nói riêng là một nhiệm vụ cấp thiết của cả xã hội nhằm hướng tới xây dựng một nhà nước Việt Nam công bằng, dân chủ, văn minh, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc và bắt kịp với sự tiến bộ, phát triển của các nước tiên tiến trên thế giới.

Trong vô vàn những công việc còn bộn bề để đạt được mục đích đó, sự nghiệp trồng người đã là một nhân tố quan trọng được Đảng và nhà nước quan tâm, chọn làm quốc sách hàng đầu như lời chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người.”. Trong những năm vừa qua của sự nghiệp đổi mới, Đảng và nhà nước đã tiến hành cải cách mạnh mẽ trong lĩnh vực giáo dục, nhằm hướng tới đào tạo thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước phù hợp với những chuẩn mực văn hóa của thời đại. Một trong những nhiệm vụ của giáo dục hiện đại là giáo dục nhân cách.

Hiện tượng một số không nhỏ học sinh chưa có được những phẩm chất đạo đức cần thiết đáp ứng những đòi hỏi ngày một cao của đời sống xã hội đã làm các nhà hoạch định chính sách, những người có trách nhiệm với sự nghiệp trồng người hết sức quan tâm. Chẳng hạn, Nghị quyết Trung ương II khoá VIII (24 – 12 – 1996) nhận định rằng thanh niên “mờ nhạt về lí tưởng””, “chúng ta muốn đào tạo những con người lao động tốt, phấn đấu quên mình vì nhân dân, Tổ quốc, vì tập thể, nhưng số người muốn trở thành công nhân hiện nay không phải là nhiều, xu hướng lo lắng cho tiền đồ, địa vị cá nhân mà lơ là công việc chung tăng lên”, “Bác Hồ dạy thanh thiếu niên phải: “khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” nhưng tình hình quay cóp, gian lận trong thi cử ngày càng tăng, càng lên lớp trên hiện tượng này càng trầm trọng, phổ biến.” “Nghiêm trọng hơn là từ ngày chuyển sang cơ chế thị trường, bên cạnh mặt tích cực, nhiều

94

hiện tượng tiêu cực đã tác động vào nhà trường: tệ nạn xã hội và tội phạm gia tăng, hiện tượng tiêm chích xì ke, ma tuý đã thâm nhập vào nhà trường, gây lo lắng cho các bậc phụ huynh và toàn xã hội.” (theo [29]). Đó là một thực tế đau xót mà giáo dục hiện đại nói chung (không riêng gì Việt Nam) đang phải đối đầu và tìm phương cách giải quyết.

Tư tưởng giáo dục truyền thống với những thành tựu đã được chứng minh qua quá trình lịch sử có thể sẽ là một chiếc chìa khoá góp phần giải quyết vấn đề này.

Một phần của tài liệu Tư tưởng giáo dục truyền thống qua tác phẩm Nam Sơn Tùng Thoại của Nguyễn Đức Đạt (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)