2 Những suy nghĩ riêng về sách vở của Nho gia và các nhà khác:

Một phần của tài liệu Tư tưởng giáo dục truyền thống qua tác phẩm Nam Sơn Tùng Thoại của Nguyễn Đức Đạt (Trang 75)

khác:

Sự cách tân còn thể hiện ở những đánh giá khá mới mẻ của ông về các sách vở của Nho gia cũng như các nhà khác.

Trong khi đề cao kinh sách, ông đặc biệt đề cao Kinh Xuân Thu coi nó là “kiêm cả bốn kinh kia”. Ông nói: “Kinh Dịch là quy, Kinh Lễ là củ; quy thì đo tròn, củ thì đo vuông. Kinh Thư là vàng, Kinh Thi là ngọc

bích; vàng thì cứng cỏi mà ngọc thì nhuần nhã. Văn Kinh Xuân thu thì

như gấm hoa, kiêm cả bốn kinh kia.” (Thư tịch). Có lẽ đánh giá này xuất phát từ nhận thức: những bài học thực tế mang tính phổ biến, hợp quy luật, vừa bao hàm được “ý trời”, vừa tỏ được lòng người.

Trong học tập, ông cũng chỉ ra được mối liên hệ giữa các kinh, từ đó có cái nhìn đúng đắn, hiệu quả và hợp lí khi tiếp thụ những kinh sách này. Có người hỏi: “Trước khi học Kinh Thi nên học gì?”. Tiên sinh đáp: “Học Kinh Thư trước vì Kinh Thư mở đường cho Kinh Thi”. Lại hỏi:

“Trước khi học Kinh Xuân thu thì nên học gì?”. Tiên sinh đáp: “Học Chu

Lễ trước vì Chu Lễ thâu tóm nội dung Kinh Xuân thu.” (Thư tịch). Đó là

một nhận xét lạ mà rất hợp lí: Kinh Thư ghi lại những sự kiện từ thủa ban sơ của nước Trung Hoa, Kinh Thi ghi lại tâm tư tình cảm của người dân Trung Quốc xa xưa gửi gắm trong những câu dân ca, rõ ràng, không hiểu đời sống của những người dân thời đó ra sao thì làm sao có thể thấu hiểu được tâm tư tình cảm của họ; Chu Lễ ghi lại những chuẩn tắc trong lễ nghi, trong cung cách ứng xử ở mọi phương diện đời sống xã hội, Kinh Xuân Thu ghi lại những sự kiện lịch sử, đưa ra những lời bình phẩm,

76

đọc Chu Lễ trước thì không thể hiểu được nguyên do những khen chê

trong Kinh Xuân Thu.

Ngay với trước tác của một nhân vật như Khổng Tử, một người được nhiều thế hệ ngợi ca, Nguyễn Đức Đạt cũng không vì thế mà ca ngợi một chiều vô lí. Khi có người hỏi: “Đức Khổng Tử làm ra Hệ từ

trong Kinh Dịch để nói cho hết ý, vậy nói có hết được không?”. Ông đáp: “Im lặng mà tự khắc thành, không nói mà tự khắc tin, còn được chính là ở đức hạnh.”. Lại hỏi: “Thế thì không nói được hết ý sao?”. Ông đáp: “Chỉ biết chăm chỉ cả ngày không nghỉ mà thôi. Đến thánh nhân cũng không nói hết được huống hồ chẳng phải là thánh.” (Thư tịch). Điều đó đem lại cho người học tính tự chủ cao, không hoàn toàn phụ thuộc vào người đi trước, có cái nhìn khoa học, không thuần tuý một chiều thừa nhận, ngợi ca.

Ông phản đối lối học mọt sách, vô bổ, lấy “thiên kinh vạn quyển” để loè người, chỉ chăm chú vào số lượng mà không có thực chất. Có người hỏi: “Có câu nói rằng: “Học trò đi thi, học văn thời xưa thì cứ phải là 1000 bài thơ, 100 bài phú, 50 bài văn sách”, như thế có đủ không?”. Tiên sinh đáp: "Như thế thì ông Đổng Trọng Thư là người ngu, ông Hàn Xương Lê1

là người vu khoát cả ư? Vạn quyển như đồng ruộng, học tập như kho đụn, nên chăm việc đồng ruộng để cầu cho đầy kho đụn, hay bỏ kho đụn, đồng ruộng để giữ lấy nồi chõ? Hay bỏ cả nồi chõ mà giữ lấy chén rượu cặn, miếng chả nguội?" (Học vấn)

Rõ ràng, với tư tưởng coi “tự nhiên” làm thầy, khi có người hỏi: “Vào Đạo thì lấy tri thức hay lấy thực tiễn hơn?”, ông đáp: “Ruộng lúa

1

77

cấy lúa tẻ hay cấy lúa nếp thì sự thu hoạch cũng như nhau. Đi săn ngoài đồng, dùng cung hay dùng lưới vật săn được cũng như nhau.” (Đại đạo). Những tri thức sách vở đối với Nguyễn Đức Đạt là chưa thể đủ. Vì thế, người học chỉ khư khư chú mục tới sách, coi tri thức sách vở là tất cả, lấy thiên kinh vạn quyển làm thoả mãn thì không thể coi là sáng suốt và đạt yêu cầu được.

Một phần của tài liệu Tư tưởng giáo dục truyền thống qua tác phẩm Nam Sơn Tùng Thoại của Nguyễn Đức Đạt (Trang 75)