THIÊN THỨ HAI: ĐẠI ĐẠO

Một phần của tài liệu Tư tưởng giáo dục truyền thống qua tác phẩm Nam Sơn Tùng Thoại của Nguyễn Đức Đạt (Trang 114)

C. TÀI LIỆU TIẾNG ANH.

THIÊN THỨ HAI: ĐẠI ĐẠO

3 Thù, Tứ: tên hai con sông ở tỉnh Sơn Đông, nơi Khổng Tử dạy học.

THIÊN THỨ HAI: ĐẠI ĐẠO

1. Có người hỏi: “Thế nào là Đại đạo?”. Tiên sinh đáp: “Đại đạo che cả trời, chở cả đất”. Lại hỏi “Ai che chở đạo?”. Tiên sinh đáp: “Đạo tự che chở lấy. Vì nó rất cao, không gì vượt lên trên, thì che sao được? Vì nó rất rộng, không gì ra ngoài, thì chở sao được?”. (nguyên chú: Người ấy thấy nói đến cao rộng lại hỏi:) “Vậy nó sâu đến đâu?”. Tiên sinh đáp: “Sâu như biển vậy, cái biển đó lấy sợi dây ức vạn trượng đo cũng không đến đáy được, có đến hàng ngàn vạn dòng nước chảy vào cũng không đầy được. Thế mới gọi là nhà Đại phương” 1

.

2. Có người nói rằng: “Đạo thánh nhân như mặt trời và sao ư?”. Tiên sinh đáp: “Mặt trời ban ngày thì sáng, ban đêm thì (Q1, 9b)

khuất, sao ban đêm thì sáng, ban ngày thì lặn, còn đạo thì có bao giờ lặn khuất không?”. Lại hỏi: “ Thế thì đạo như thế nào?”. Tiên sinh đáp: “Như trời đất”.

3. Có người nói: “Đạo đối với con người ta như vàng ở trong nước, ngọc ở trong núi, vàng với ngọc hiếm có, đạo lại càng hiếm có?”. Tiên sinh đáp: “Vàng chôn ở trong cát, ngọc bọc ở trong đá, lấy được nó rất khó, còn đạo thì giản dị nếu biết tu đạo thì không cầu mà gặp được, (cho nó là khó) chỉ tại người ta không làm chứ không phải là không làm được”.

4. Có người hỏi: “Coi những cái thực là có có phải là đạo không?”. Tiên sinh đáp: “Đạo không phải như họ Thân họ Thương” 2. Lại hỏi: “Coi những cái hư không là có có phải là đạo không?”. Tiên sinh đáp: “Đạo

Một phần của tài liệu Tư tưởng giáo dục truyền thống qua tác phẩm Nam Sơn Tùng Thoại của Nguyễn Đức Đạt (Trang 114)