Chổi cùn: Tục ngữ có câu “Nhà có cái chổi cùn, cho ai thì coi như nghìn vàng”, ý nói mình thì coi là quý, nhưng người ta coi rẻ.

Một phần của tài liệu Tư tưởng giáo dục truyền thống qua tác phẩm Nam Sơn Tùng Thoại của Nguyễn Đức Đạt (Trang 99)

C. TÀI LIỆU TIẾNG ANH.

3Chổi cùn: Tục ngữ có câu “Nhà có cái chổi cùn, cho ai thì coi như nghìn vàng”, ý nói mình thì coi là quý, nhưng người ta coi rẻ.

vàng”, ý nói mình thì coi là quý, nhưng người ta coi rẻ.

4

101

chưa ưng thuận. Sau vì các học trò khuyên mãi ba bốn lần, không thể thôi được, ta phải nêu những nét lớn của nó mà đặt nhan đề là “Nam Sơn tùng thoại1”, có lẽ cũng giống như các nhà chép truyện đời xưa đặt tên sách là “Tùng ngôn, tùng thuyết” thôi. Còn việc phụ thêm vào rừng tác giả thì ta có đâu dám thế.

Nguyễn Đức Đạt, hiệu Nam Sơn Khả Am, tên chữ là Khoát Như, làm ở hiên đông nhà học sau ngày rằm tháng Chín năm Kỷ Mão niên hiệu Tự Đức 32 (1879).

(tựa, 2b)

LẠI BÀI TỰA NỮA

Thày ta về già càng nhiều sách, (sách) chứa trong hòm có đến hàng chục. Bộ Nam Sơn tùng thoại này là những lời thày cùng mọi người bàn bạc và trả lời những câu hỏi. Sách có cả thảy 32 thiên; riêng thiên “Bình cư” là lời học trò chép về phẩm hạnh của thày.

Từng nghe, ngày xưa, Vạn Chương và Công Tôn Sửu không trình bày được hết cái ý nghĩa sâu xa của thầy2. Cho nên 7 thiên (sách Mạnh Tử) chỉ là nói sơ lược. Phòng Huyền Linh, Đỗ Như Hối không (tựa, 3a) nêu được cái hay của thầy, cho nên những tục kinh3

của họ Vương4 không

1

Tùng: tập hợp, tụ họp. Nam Sơn tùng thoại: Tập họp những lời thoại của ông Nam Sơn.

2

Chỉ Mạnh Tử.

3

Tục kinh: Những kinh làm thêm để nối vào kinh đời xưa.

4 Vương Thông, tên chữ là Văn Trung Tử, là thầy Phòng Huyền Linh, Đỗ Như Hối, một học giả đời Tùy có làm Lễ luận, Nhạc luận, Tục Thi, Tục Thư, Dịch Hối, một học giả đời Tùy có làm Lễ luận, Nhạc luận, Tục Thi, Tục Thư, Dịch tán… nhưng sau đều thất truyền.

102

phát huy được. Chúng ta là người thế nào mà dám nói có sức làm cho sách này được coi trọng, làm cho nó được đầy đủ và được lưu truyền. Chỉ là sao chép mà đọc và thành khẩn tin phục. Rùa thiêng, ngọc quý ta đã có. Lấy ta suy ra người lại không dám bảo rằng người ta không thích như mình. Chỉ sợ người đến hỏi mượn để chép ngày một đông, bản chính cung ứng sao cho khắp được. Nhân thế mới nhiều lần xin cho in mà phát hành và được thầy thuận cho, bèn cùng nhau góp tiền khắc in. Nếu những người cùng sở thích với chúng ta (tựa, 3b) biết ngẫm lời thầy nói, hiểu được tại sao thầy nói, rồi từ chỗ rậm rạp mà hái lấy tinh hoa thì “cành văn cây lý” 1

nhờ đó mà bắt rễ được.

Sách này làm xong đã được thày giám định, học trò là các tiến sỹ, phó bảng, cử nhân hiệu đính; trông nom việc khắc in là ông Từ Đức Tường, cử nhân, làm lệnh doãn huyện Gia Lộc.

Môn sinh là Đinh Văn Chất, người làng Kim Khê, đỗ tiến sỹ khoa Ất Hợi bái đề.

(tựa, 4a)

MỤC LỤC Quyển một: Quyển một:

Thiên thứ nhất: Học vấn. Thiên thứ hai: Đại đạo. Thiên thứ ba: Thư tịch. Thiên thứ tư: Văn chương. Thiên thứ năm: Sư hữu. Thiên thứ sáu: Chí hạnh. Thiên thứ bảy: Sự ngôn.

1

Cành văn cây lý: Tác giả bài này coi lý tưởng trong sách như thân cây, văn như cành nhánh.

103 Thiên thứ tám: Đức tính. Thiên thứ chín: Tài tình. Thiên thứ mười: Sĩ tiến.

Quyển hai:

Thiên thứ mười một: Trị đạo. Thiên thứ mười hai: Pháp chế. Thiên thứ mười ba: Chính thuật. Thiên thứ mười bốn: Binh yếu. Thiên thứ mười lăm: Quốc dụng. Thiên thứ mười sáu: Hình thưởng.

(tựa, 4b) Thiên thứ mười bảy: Lễ nhạc.

Thiên thứ mười tám: Tri nhân.

Quyển ba:

Thiên thứ mười chín: Nhậm sử. Thiên thứ hai mươi: Quân đạo. Thiên thứ hai mươi mốt: Thần liêu. Thiên thứ hai mươi hai: Tự luân. Thiên thứ hai mươi ba: Thánh hiền. Thiên thứ hai mươi tư: Thuật nghiệp. Thiên thứ hai mươi lăm: Bách gia. Thiên thứ hai mươi sáu: Thiệp thế.

Quyển bốn:

Thiên thứ hai mươi bảy: Danh phẩm. Thiên thứ hai mươi tám: Vận số. Thiên thứ hai mươi chín: Phúc đức. Thiên thứ ba mươi: Bình cư.

104

Thiên thứ ba mươi hai: Đàm dư.

(Q1, 1a) Nam Sơn tùng thoại quyển thứ nhất

Nam Sơn Nguyễn Đức Đạt soạn. Các học trò thụ nghiệp1 là tiến sỹ, phó bảng, cử nhân cùng biên tập. Các học trò cập môn2 cùng khắc in. THIÊN THỨ NHẤT: HỌC VẤN

1. Tiên sinh nói rằng: “Đạo học vấn, học thầy không tầy học sách

3”. Có người hỏi: “Tư chất không thông minh học thế nào được?”. Tiên sinh đáp: “Đọc cho nhiều, nghĩ cho kỹ, mỗi ngày sẽ thông minh thêm ra”. Lại hỏi rằng: “Đọc mà không nhớ thì làm thế nào?”. Đáp: “Đọc cho kỹ tự khắc nhớ. (Nguyên chú: Trong sách Nguyên sử, lời Hàn Trạch có nói:) “Đọc sách không đọc được ngàn lần thì cũng là vô ích””. Lại hỏi: “Nghĩ mà không thông thì làm thế nào?”. Đáp: “Nghĩ cho thật kỹ tự nhiên khắc thông. Sách

(nguyên chú: Sách Quản Tử) có nói rằng: “Đã nghĩ rồi lại nghĩ, quỷ thần sẽ

cũng thông được”” (Q1, 1b). Lại hỏi: “Thông mà không được đắc dụng4

thì

Một phần của tài liệu Tư tưởng giáo dục truyền thống qua tác phẩm Nam Sơn Tùng Thoại của Nguyễn Đức Đạt (Trang 99)